Nguyên nhân và biện pháp điều trị chửa trứng, ung thư nhau thai
Đa số trường hợp không có bào thai, được gọi là "chửa trứng hoàn toàn", một số trường hợp có bào thai nhưng không sống được gọi là "chửa trứng bán phần".
Chửa trứng là hiện tượng sản sinh quá mức của nhau thai (có người gọi là rau thai). Bình thường, nhau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén.
Trong trường hợp chửa trứng, nhau thai phát triển thành khối không được kiểm soát. Đa số trường hợp không có bào thai, được gọi là "chửa trứng hoàn toàn", một số trường hợp có bào thai nhưng không sống được gọi là "chửa trứng bán phần".
Trong trường hợp chửa trứng, nhau thai phát triển thành khối không được kiểm soát. Đa số trường hợp không có bào thai, được gọi là "chửa trứng hoàn toàn", một số trường hợp có bào thai nhưng không sống được gọi là "chửa trứng bán phần".
Hình ảnh chửa trứng
Nguyên nhân của bệnh:
Hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân. Người ta nghĩ đến những khả năng sau: sai sót ở trứng, sai sót quá trình thụ tinh, bất thường ở dạ con, thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, axit folic, ca-rô-ten.
Do vậy, ăn uống đầy đủ các chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Các biểu hiện của chửa trứng và ung thư nhau thai:
- Chảy máu âm đạo,
- Ra dịch, các chất bất thường: các lông nhau hình quả nho,
- Đau bụng dưới,
- Nôn hoặc buồn nôn,
- Chảy dịch đầu vú bất thường,
- Bụng dưới to như có thai,
- Bụng không nhỏ lại sau khi sinh,
- Bệnh để muộn: khó thở, liệt, co giật.
Khi một phụ nữ có các biểu hiện trên nên đến khám tại cơ sở y tế để xác định. Khi đến cơ sở y tế, thầy thuốc sẽ khám, siêu âm, thử máu trong đó có xét nghiệm HCG, thử nước tiểu, nạo buồng dạ con sau khi loại trừ thai bình thường, chụp Xquang phổi (và có thể làm thêm các chụp chiếu khác).
Phương pháp điều trị:
Đối với chửa trứng, thầy thuốc sẽ nạo sạch "trứng" với người có nhu cầu sinh con hoặc cắt tử cung đối với người không có nhu cầu sinh đẻ nữa. Sau khi xử trí chửa trứng, người bệnh cần xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần/lần cho đến khi lượng HCG trở về bình thường.
Tiếp theo sẽ thử nước tiểu 4 tuần/lần. Thời gian theo dõi 6 tháng. Ngoài ra trong các lần khám, thầy thuốc có thể siêu âm nếu thấy cần thiết.
Nếu bệnh trở thành chửa trứng xâm nhập hoặc ung thư nhau thai, thầy thuốc sẽ dùng các phương pháp chữa bệnh sau:
- Chữa bằng hoá chất: dùng thuốc để diệt ung thư.
- Chữa bằng phẫu thuật: ở một số trường hợp.
- Chữa bằng tia xạ: dùng tia phóng xạ để diệt ung thư, chỉ trong một số trường hợp.
Sau khi ra viện, bệnh nhân cần chú ý:
- Đi khám lại, thử máu, nước tiểu định kỳ theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Với những người có nguyện vọng sinh con: Có biện pháp tránh thai ngay sau chữa bệnh; Có thai sau 1 năm từ ngày chữa bệnh, thử HCG vào tuần 6 và 10 của thai.
Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống ung thư Bệnh viện K Trung ương
Ở châu Âu và Mỹ, cứ 2.000 trường hợp có thai gặp 1 trường hợp chửa trứng. Ở các nước châu Á, cứ 500 người có thai gặp 1 người chửa trứng. Tuổi thường gặp từ 20 - 40 tuổi.
Gọi là chửa trứng vì trong dạ con có nhiều nang trông như các quả trứng hoặc chùm nho do các lông nhau thai sinh sôi và căng phồng.
Khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo (hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa). Khoảng 10 - 15% chửa trứng trở thành loại xâm nhập, bệnh ăn sâu vào thành dạ con, gây chảy máu và các phiền phức khác.
Khoảng 2 - 3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai, bệnh phát triển nhanh, lan rộng, di chuyển tới các nơi khác như phổi, não... gọi là di căn.
TS. Bùi Diệu (GĐ Bệnh viện K)
Theo SKĐS