Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để "tẩy uế" nhà cửa, quét sạch vận xui

Lam Phương,
Chia sẻ

Tôi chân thành khuyên mọi người học cách buông bỏ những món "rác" trong nhà trước khi Tết đến.

Một trong những việc quan trọng không thể bỏ qua mỗi dịp Tết đến xuân về chính là tổng vệ sinh nhà cửa. Việc dọn dẹp không chỉ đơn giản là lau bàn, quét nhà mà còn là dịp "thay cũ đổi mới" toàn diện. Đây cũng là truyền thống từ thời ông bà để lại: Bỏ đi vận xui của năm cũ để đón tài lộc năm mới.

Vậy nên những gì trong nhà không còn cần thiết thì bạn hãy mạnh dạn bỏ đi để năm mới trọn vẹn, ngập tràn may mắn nhé.

1. Nồi chảo bị tróc lớp chống dính

Những ai hay dùng chảo chống dính chắc không lạ gì chuyện lớp chống dính bị tróc. Lớp này thường làm từ Teflon, khi bị tróc và đun nóng có thể phát sinh chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài.

Điều đáng nói là một số loại nồi chảo không ghi rõ có lớp chống dính hay không nên dễ khiến người dùng lầm tưởng là nồi inox. Nhưng chỉ cần sử dụng một thời gian, lớp phủ bắt đầu tróc, nhất là các loại chảo có bề mặt dạng "tổ ong".

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

Nếu phát hiện nồi chảo ở nhà bị trầy xước hay tróc lớp chống dính, bạn đừng cố dùng tiếp mà hãy thay ngay bằng nồi chảo gang hoặc sắt để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Bếp núc không chỉ là nơi giữ lửa, mà còn là biểu tượng của chất lượng cuộc sống. Năm mới, sắm một chiếc nồi chảo tốt không chỉ đảm bảo an toàn mà còn mang ý nghĩa về sự sung túc, hạnh phúc trọn vẹn.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

2. Thớt và đũa bị mốc

Người Việt mình hay dùng thớt và đũa gỗ trong bếp vì cảm giác chắc tay, không trơn trượt và thân thiện với môi trường. Nhưng gỗ có một nhược điểm lớn là rất dễ bị mốc.

Thớt hay đũa bị mốc có thể chứa aflatoxin – một chất độc cực kỳ nguy hiểm đã được xếp vào nhóm chất gây ung thư hàng đầu. Dù rửa sạch đến đâu cũng không thể loại bỏ hoàn toàn loại độc tố này. Nếu dùng thớt mốc để thái thịt hay đũa mốc để gắp đồ ăn thì đúng là quá mất vệ sinh.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

Thớt và đũa bị mốc phần lớn là do cách bảo quản chưa đúng. Nhiều người sau khi dùng thường dựng ở góc bếp, khiến phần đáy bị bí, tụ nước nên dễ sinh nấm mốc. Cách tốt nhất là rửa sạch, lau khô và treo ở nơi thoáng gió, khô ráo để giữ dụng cụ sạch sẽ được lâu. 

Trong quan niệm truyền thống, việc thay thớt và đũa trước Tết mang ý nghĩa phong thủy và tâm linh đặc biệt. Thớt và đũa không chỉ là dụng cụ nấu nướng mà còn tượng trưng cho sự gắn kết và hòa hợp trong gia đình nên nếu bị mốc, cũ kỹ hoặc hư hỏng thì có thể được xem là dấu hiệu không tốt, dễ "giữ lại" những năng lượng tiêu cực hoặc xui xẻo trong năm cũ.  Do đó việc thay mới thớt và đũa không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn, đảm bảo sức khỏe mà còn mang ý nghĩa "xóa bỏ những điều không may," chuẩn bị đón nhận vận may và những khởi đầu mới trong năm mới. 

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

3. Giày cũ và không vừa chân

Nhiều người có thói quen tích trữ giày dép, dù có đôi để cả năm cũng không mang nhưng cứ chất đầy trong tủ, ngoài ban công hay góc nhà. Những đôi giày này không chỉ chiếm diện tích mà còn dễ bám bụi, ám mùi hôi khó chịu. Mỗi lần mở tủ giày, mùi ẩm mốc xộc lên rất khó chịu.

Vậy nên, hãy mạnh dạn dọn dẹp những đôi giày đã lỗi mốt, không vừa chân hay hư hỏng. Việc này không chỉ giúp không gian tủ giày thoáng sạch, mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, rộng rãi hơn cho ngôi nhà.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

Theo quan niệm dân gian, giày dép cũ, không vừa chân thường mang theo năng lượng tiêu cực hoặc gắn với những kỷ niệm không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại. Năm mới, bỏ đi giày không dùng đến chính là đang "thanh lọc" cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp bạn loại bỏ những trở ngại, mở đường cho điều mới mẻ, may mắn và phù hợp hơn trong năm mới.

Ngoài ra, một tủ giày gọn gàng, ngăn nắp cũng mang ý nghĩa phong thủy tốt, thể hiện sự sẵn sàng đón nhận tài lộc và cơ hội mới đến với gia đình. 

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

4. Thực phẩm hết hạn

Trong dịp dọn dẹp cuối năm, đừng quên kiểm tra tủ lạnh, kệ bếp và các góc tủ trong nhà. Bạn có thể sẽ tìm thấy những món thực phẩm đã bị lãng quên như đồ hộp hết hạn, đồ ăn vặt bị biến chất hay gia vị để quá lâu.

Thực phẩm hết hạn không chỉ mất ngon mà còn gây hại cho sức khỏe. Nhẹ thì đau bụng, nặng hơn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, đặc biệt nguy hiểm với người lớn tuổi và trẻ em trong gia đình.

Vì vậy, hãy lục soát thật kỹ mọi ngóc ngách trong nhà bếp, mạnh dạn bỏ hết thực phẩm đã hết hạn sử dụng. Một căn bếp sạch sẽ, ngăn nắp không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe mà còn tạo cảm giác sẵn sàng đón năm mới đầy an lành.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

5. Khăn cũ

Khăn mặt tiếp xúc trực tiếp với da mặt mỗi ngày nhưng sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ trở thành "ổ vi khuẩn". Đặc biệt, những chiếc khăn treo lâu trong phòng tắm đã ngả màu vàng, đen thì không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây hại cho làn da.

Nhiều người tiếc rẻ, dùng khăn đến rách nát với lý do "giặt sạch là được" nhưng thực tế thì dù có giặt kỹ thế nào, sợi vải cũng sẽ bị lão hóa, mất đi độ mềm mại và khả năng thấm hút. Dùng khăn cũ lâu ngày chính là nguyên nhân gây kích ứng da, mụn hoặc các vấn đề về sức khỏe làn da.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

Trước Tết, hãy tự thưởng cho mình một chiếc khăn mới, mềm mại và sạch sẽ. Không chỉ giúp bảo vệ da mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái mỗi ngày, tạo động lực để bắt đầu năm mới với năng lượng tích cực. Thay khăn cũ bằng khăn mới cũng tượng trưng cho việc gạt bỏ những phiền muộn, khó khăn trong năm cũ để đón chào những điều tươi sáng, tích cực hơn trong năm mới.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

6. Bàn chải đánh răng cũ, lông bàn chải xù

Dùng bàn chải lâu ngày, lông bàn chải không chỉ bị cong queo mà còn là nơi tích tụ vi khuẩn. Vậy nên nhiều nhà bán thường tuyên truyền là cần thay bàn chải trong vòng 3 - 6 tháng không hề là chiêu trò mà vì thói quen này thực sự quan trọng. Sau thời gian sử dụng, lông bàn chải đã bị phân tách và mất đi hiệu quả làm sạch, thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

Vậy nên, dịp Tết này, hãy thay một chiếc bàn chải mới. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn mang lại nụ cười tươi sáng, tự tin đón năm mới.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

7. Vỏ gối bị ố vàng

Sau một thời gian sử dụng thì gối - đặc biệt là đối với nam giới - dễ bị ố vàng và có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do tuyến dầu trên cơ thể nam giới hoạt động mạnh mẽ, cộng với việc chảy nước miếng khi ngủ, nếu không vệ sinh thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mạt bụi sinh sôi. Hơn nữa, vỏ gối và khăn gối lâu ngày cũng bị "xuống cấp", không còn mềm mại, êm dịu.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

Chỉ khi có giấc ngủ ngon và thoải mái, chúng ta mới có thể nghỉ ngơi tốt hơn. Vì vậy, Tết này, hãy thay mới vỏ gối và khăn gối để có giấc ngủ ngon lành, chất lượng. Đó là chưa kể trong phong thủy, giấc ngủ tốt là yếu tố quan trọng để thu hút tài lộc và vận may nên thay vỏ gối mới chính là để bạn tạo ra một không gian ngủ sạch sẽ, khơi dậy những điều tốt lành, đón nhận may mắn, sức khỏe trong năm mới.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

8. Câu đối cũ

Mỗi dịp Tết, mọi nhà đều treo câu đối mới để tượng trưng cho việc tiễn biệt năm cũ và chào đón năm mới, sau 1 năm thường sẽ bị phai màu, rách nát. Ở nhiều nơi, có phong tục đốt câu đối cũ, để thiêu rụi những điều không vui của năm cũ, giúp xua tan vận xui và đón nhận những điều may mắn trong năm mới.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

Việc thay câu đối mới không chỉ là truyền thống mà còn giúp mang lại không khí mới mẻ, tươi sáng cho ngôi nhà trong năm mới.

Người xưa dặn kỹ: Phải dứt khoát vứt 8 thứ này trước Tết để

Nguồn: Toutiao 

Chia sẻ