Người tư vấn thẩm mỹ viện Cát Tường học trường Công đoàn
Theo lời khai của bị cáo Tường, trong số nhân sự của thẩm mỹ viện Cát Tường có một người mà Tường gọi là "chị Mai", giữ vị trí gần như quản lý mọi hoạt động trong thẩm mỹ viện. Nhưng "chị Mai" này lại tốt nghiệp Đại học Công Đoàn.
Đúng 8h30 hôm nay, ngày 14/4, TAND Hà Nội bắt đầu mở phiên sơ thẩm vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác nạn nhân.
Ngay từ sáng sớm đã có đông đảo người thân của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền cùng những người hiếu kì tụ tập đông đảo trước cổng trụ sở TAND TP Hà Nội. Đoàn gia đình của chị Huyền có 36 người được mời tham dự phiên tòa, hai con trai chị đi đầu cầm di ảnh của chị.
9h, phiên xử được bắt đầu. Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Lê Thị Hợp. Tham gia bào chữa cho các bị cáo Nguyễn Mạnh Tường (41 tuổi, Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường) có một luật sư bào chữa là bà Chu Thị Trang Vân. Hai luật sư Nguyễn Anh Thơm và Tạ Anh Tuấn tham gia bào chữa cho bị cáo Đào Quang Khánh (18 tuổi, ngụ ở phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội).
Phía gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, ngụ ở quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) mời luật sư Vũ Gia Trường và Phạm Hương Giang tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Sau phần giới thiệu phiên tòa, đại diện VKS đọc cáo trạng.
Hơn 9h, đến phần xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi bị can Nguyễn Mạnh Tường có đủ điều kiện để mở thẩm mỹ viện không? Trong đó có giấy phép của Sở Y tế không? Bị cáo Tường ấp úng và thú nhận rằng “không” và giải thích “Để xin được giấy phép ấy phải hội đủ các điều kiện cơ sở vật chất hành nghề, nhân sự cùng các điều kiện khác”.
HĐXX hỏi tiếp vậy bị cáo có đủ các điều kiện ấy không thì bị cáo Tường ấp úng không trả lời được. Tuy vậy theo lời khai của Nguyễn Mạnh Tường thì thẩm mỹ viện Cát Tường đã hoạt động hơn 3 tháng.
Đáng chú ý, theo lời khai của bị cáo Tường trong nhân sự của thẩm mỹ viện có một người mà Tường gọi là "chị Mai", giữ vị trí gần như quản lý mọi hoạt động trong thẩm mỹ viện kể cả quá trình tư vấn cho bệnh nhân. Nhưng "chị Mai" này lại tốt nghiệp từ Đại học Công Đoàn, hoàn toàn không chuyên môn gì về ngành y.
HĐXX hỏi nếu vậy sao lại giao cho "chị Mai" những công việc này thì Tường trả lời rằng do "chị Mai" có một thời gian làm ở môi trường thẩm mỹ viện. Ngoài ra, "chị Mai" này còn làm cả những hoạt động khác như quảng cáo, giao dịch.
Ngay từ sáng sớm đã có đông đảo người thân của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền cùng những người hiếu kì tụ tập đông đảo trước cổng trụ sở TAND TP Hà Nội. Đoàn gia đình của chị Huyền có 36 người được mời tham dự phiên tòa, hai con trai chị đi đầu cầm di ảnh của chị.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường
Phía gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, ngụ ở quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) mời luật sư Vũ Gia Trường và Phạm Hương Giang tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Sau phần giới thiệu phiên tòa, đại diện VKS đọc cáo trạng.
Hơn 9h, đến phần xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi bị can Nguyễn Mạnh Tường có đủ điều kiện để mở thẩm mỹ viện không? Trong đó có giấy phép của Sở Y tế không? Bị cáo Tường ấp úng và thú nhận rằng “không” và giải thích “Để xin được giấy phép ấy phải hội đủ các điều kiện cơ sở vật chất hành nghề, nhân sự cùng các điều kiện khác”.
HĐXX hỏi tiếp vậy bị cáo có đủ các điều kiện ấy không thì bị cáo Tường ấp úng không trả lời được. Tuy vậy theo lời khai của Nguyễn Mạnh Tường thì thẩm mỹ viện Cát Tường đã hoạt động hơn 3 tháng.
Đáng chú ý, theo lời khai của bị cáo Tường trong nhân sự của thẩm mỹ viện có một người mà Tường gọi là "chị Mai", giữ vị trí gần như quản lý mọi hoạt động trong thẩm mỹ viện kể cả quá trình tư vấn cho bệnh nhân. Nhưng "chị Mai" này lại tốt nghiệp từ Đại học Công Đoàn, hoàn toàn không chuyên môn gì về ngành y.
HĐXX hỏi nếu vậy sao lại giao cho "chị Mai" những công việc này thì Tường trả lời rằng do "chị Mai" có một thời gian làm ở môi trường thẩm mỹ viện. Ngoài ra, "chị Mai" này còn làm cả những hoạt động khác như quảng cáo, giao dịch.