Người phụ nữ tử vong do bị amip ăn não người tấn công sau khi dùng bình rửa mũi
Sử dụng bình rửa mũi không đúng cách có thể gây nhiễm trùng mũi thêm nặng nề, thậm chí nguy hiểm hơn trong trường hợp này.
Người phụ nữ tử vong do amip ăn não người tấn công
Có thể bạn chưa từng sử dụng bình rửa mũi bao giờ nhưng ít nhất là đã từng nghe nói về nó. Thiết bị rửa mũi nhỏ gọn, đơn giản này có thể đánh bay cảm giác nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng nhờ khả năng rửa sạch khoang mũi của bạn.
Tuy nhiên, gần đây đã có một phụ nữ ở Seattle đã tử vong vì một loại amip ăn não hiếm sau khi sử dụng nước không vô trung trong bình rửa mũi. Người phụ nữ 69 tuổi được đưa đến Trung tâm Y tế Thụy Điển vào đầu năm nay sau khi lên cơn co giật. Ban đầu, các bác sĩ nghĩ đó là một khối u não nhưng không, tình trạng hóa ra còn nguy hiểm hơn thế nhiều, đó là vi khuẩn amip tấn công não bộ, ăn não theo đúng nghĩa đen.
Thiết bị rửa mũi nhỏ gọn, đơn giản này có thể đánh bay cảm giác nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng nhờ khả năng rửa sạch khoang mũi của bạn.
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh truyền nhiễm (IJID), đây là một loài amip hiếm (được gọi là Balamuthia mandrillaris). Người phụ nữ chết khoảng một tháng sau khi bị loại amip này tấn công.
"Khi tôi thực hiện phẫu thuật cho người phụ nữ này, một phần não của cô ấy có kích thước bằng quả bóng golf đã dính máu", BS phẫu thuật thần kinh Charles Charles Cobbs nói với Seattle Times. Có rất nhiều amip ở khắp nơi chỉ ăn tế bào não. Các bác sĩ không có bất cứ manh mối nào về tình trạng bệnh.
Khi nghiên cứu lại, kết luận cho rằng người phụ nữ bị nhiễm bệnh khoảng 1 năm trước. Nguyên nhân là cô đã sử dụng một chiếc bình xịt mũi luôn chứa đầy nước không vô trùng để điều trị viêm xoang. Báo cáo cho biết cô đã sử dụng nước máy được lọc bằng máy lọc nước Brita. Ngay khi bị amip ăn não tấn công, người phụ nữ này bị viêm đỏ mũi, chẩn đoán nhầm là mắc bệnh rosacea.
Khi nghiên cứu lại, kết luận cho rằng người phụ nữ bị nhiễm bệnh khoảng 1 năm trước.
Nếu không quen với việc hoạt động của bình xịt mũi, bạn cần học cách sử dụng đúng: Đổ đầy nước vào bình xịt vô trùng với hỗn hợp muối và baking soda. Đầu của bạn nghiêng qua một bồn rửa, bạn nhẹ nhàng đổ dung dịch vào lỗ mũi trên đầu. Miệng của bạn phải mở để bạn có thể thở, sau đó đi vào một lỗ mũi và ra ngoài.
Mặc dù nhiễm trùng như người phụ nữ này rất hiếm gặp, các bác sĩ đang kêu gọi mọi người chỉ sử dụng nước vô trùng trong bình xịt mũi chữa viêm xoang. Bởi vì nước chảy trực tiếp lên mũi của bạn, nó sẽ ở gần não, vì vậy thật sự cần đảm bảo không có vi khuẩn nào tồn tại trong chất lỏng.
Ký sinh trùng này xâm nhập vào não theo đường mũi, do người bệnh dầm mình trong các hồ ao nước ngọt.
Phòng tránh amip ăn não tấn công từ những việc làm đơn giản nhất
Theo các chuyên gia, amip ăn não có trong môi trường sông hồ nhưng khả năng gây bệnh là rất hiếm. Ký sinh trùng này xâm nhập vào não theo đường mũi, do người bệnh dầm mình trong các hồ ao nước ngọt. Theo nghiên cứu của Cdc, chỉ cần một lần Naegleria fowleri (amip ăn não) xâm nhập vào hệ thống ống nước thì nó có thể tồn tại lâu dài ở đó. Ngay cả khi cho muối vào nước cũng không chắc chắn loại bỏ hết vi khuẩn.
Mặc dù nhiễm trùng như người phụ nữ này rất hiếm gặp, các bác sĩ đang kêu gọi mọi người chỉ sử dụng nước vô trùng trong bình xịt mũi chữa viêm xoang.
Amip ăn não người dễ bị chẩn đoán nhầm bị viêm màng não. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Bệnh viện Bạch Mai), triệu chứng và dấu hiệu của bệnh này về mặt lâm sàng giống viêm màng não do vi khuẩn. Do đó thường bị bỏ qua và được chẩn đoán rất muộn, thậm chí sau khi chết, đặc biệt khi bệnh diễn biến nhanh. May mắn là căn bệnh cực hiếm gặp. Nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng này là nhảy xuống nước, lặn đầu xuống nước hay các hoạt động có liên quan đến nước có nguy cơ làm nước xộc mạnh vào mũi. Bệnh không lây truyền từ người sang người, không gây thành dịch.
Amip ăn não người dễ bị chẩn đoán nhầm bị viêm màng não.
Để phòng tránh amip ăn não tấn công, Bộ y tế khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao. Hạn chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử dụng kẹp mũi. Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi. Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.