Người phụ nữ cùng lúc mắc 2 bệnh ung thư, bác sĩ nói nguyên nhân từ món ăn mà nhiều người thích
Bác sĩ Zhenghon cho biết, những ai đã từng điều trị ung thư xong cũng cần phải chăm sóc cơ thể, nếu không có thể phát sinh thêm các khối u mới.
Mới đây, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và gan mật Qian Zhenghong (Bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial - Đài Loan - Trung Quốc) đã chia sẻ về một trường hợp bệnh mà ông nhớ mãi. Đó là một bệnh nhân nữ 60 tuổi, người hơi bụ bẫm. Bệnh nhân đến khám và cho biết mình đã bị ung thư vú cách đây 7 năm, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn 3. Đã trải qua phẫu thuật và hóa trị, sau đó bệnh đã trở lại ổn định.
Tuy nhiên sau khi thăm khám, bác sĩ Qian Zhenghon còn phát hiện bệnh nhân mắc thêm bệnh ung thư đại trực tràng. Bác sĩ Zhenghon cho biết, những ai đã từng điều trị ung thư xong cũng cần phải chăm sóc cơ thể, nếu không có thể phát sinh thêm các khối u mới.
Đáng nói, kết quả bệnh án còn cho thấy người bệnh đã mắc gan nhiễm mỡ nặng, thậm chí cả tiểu đường. Theo bác sĩ, đái tháo đường là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 30%. Với tình trạng gan nhiễm mỡ này, nếu cô không thay đổi thói quen sinh hoạt thì sớm muộn gì cũng bị ung thư gan.
Lúc này, bệnh nhân mới thú nhận với bác sĩ rằng cô rất thích ăn một món đó là xúc xích lợn. Thực phẩm này tưởng chừng vô hại nhưng theo bác sĩ, xúc xích là một trong những loại thịt chế biến sẵn - loại thịt có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư như thế nào?
Theo các thống kê về bệnh ung thư trên toàn cầu, mỗi năm trên thế giới có khoảng 34.000 ca tử vong do ung thư liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm thịt chế biến.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại thịt chế biến sẵn bao gồm xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng... vào nhóm 1 - nhóm có đầy đủ bằng chứng có thể gây ung thư cho con người.
Kết quả nghiên cứu của IARC cho thấy mỗi người tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵn hàng ngày (tương đương với khoảng 4 miếng thịt xông khói hoặc 1 chiếc xúc xích) thì nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên khoảng 18%.
Các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân khiến thịt chế biến sẵn gây ung thư là bởi chúng thường được thêm nhiều phụ gia để tạo vị và có thể bảo quản lâu hơn, ví dụ như hợp chất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng, gây tổn thương ADN và phát triển ung thư.
Thực phẩm WHO khuyến cáo ăn nhiều để phòng bệnh ung thư
Đó chính là rau xanh, trái cây. Theo WHO, trái cây và rau xanh được coi là những thực phẩm phòng ngừa ung thư hiệu quả bởi chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin.
WHO lấy dẫn chứng từ một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí The Lancet, cho thấy rằng người Châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng thấp là do họ thường có chế độ ăn uống nhiều chất xơ.
Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư vì nó làm giảm độc tính của tác nhân gây ung thư bằng cách hoà loãng hay vô hiệu hoá tác nhân này.
Một số loại rau quả có tác dụng chống ung thư đó là: Mướp đắng, rau cải đắng, cà tím, bắp cải, bông cải xanh, bí ngô, ớt chuông, cà rốt, cà chua...
Ngoài thay đổi thói quen ăn uống, các chuyên gia về sức khỏe cũng khuyến khích mọi người nên vận động phù hợp với thể trạng. Thói quen này có thể tăng cường trao đổi chất của cơ thể, đồng thời có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa ung thư. Khi tập luyện, tốt nhất là tập một số bài tập nhẹ nhàng, cường độ thấp như chạy bộ, đạp xe, leo cầu thang, cầu lông, bơi lội... Mỗi lần tập có thể duy trì khoảng 30 phút, thời gian không nên quá lâu, tập quá sức sẽ không tốt cho sức khỏe.