Người phụ nữ 48 tuổi nhập viện cấp cứu vì 1 loại "thức ăn" nhiều người rất thích

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Sau khi bác sĩ kiểm tra, lượng đường trong máu của chị Vương cao tới 24,7mmol/L, trong khi đó chỉ số của người bình thường chỉ là 5 - 7,2mmol/l.

Tờ Sohu đưa tin về trường hợp của chị Vương 48 tuổi, làm công việc dọn dẹp trong một công ty. Vì lương khá thấp, nên chị thường cố gắng mang cơm trưa đến chỗ làm mỗi ngày.

Vài tháng gần đây, chị Vương cảm thấy không được khỏe, thường xuyên chóng mặt và chân tay yếu ớt. Lúc đầu, chị chỉ đơn giản nghĩ rằng mình mệt mỏi vì khối lượng công việc nặng nề. Tuy nhiên vài ngày trước, chị Vương ngất xỉu trong công ty và được đưa đến bệnh viện để cấp cứu.

Sau khi bác sĩ kiểm tra, lượng đường trong máu của chị Vương cao tới 24,7mmol/L, trong khi đó chỉ số của người bình thường chỉ là 5 - 7,2mmol/l. Chị Vương được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

7146f111c50f48949314a69edeed1e7c.png

Ảnh minh họa (Nguồn: Sohu)

Dù chị Vương có chế độ ăn khá khoa học, nhưng chị lại cực kỳ lạm dụng mỡ lợn. Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) cho rằng: Những người có đường huyết cao không thích hợp để tiêu thụ mỡ lợn, rất dễ làm tăng đường huyết.

Bởi vì, so với các loại dầu ăn khác, hàm lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn rất cao, chiếm khoảng 40%. Nếu người bệnh tăng đường huyết tiêu thụ quá nhiều sẽ dễ gây rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa lipid và chuyển hóa đường, khiến tình trạng bệnh không ổn định, rất dễ gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường.

c79b309866694a3c80010e19cfc4d1c2.png

So với các loại dầu ăn khác, hàm lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn rất cao, chiếm khoảng 40%.

Theo một nghiên cứu thực hiện bởi nhóm của Giáo sư Zhang Yu trên Tạp chí Dinh dưỡng Trung Quốc, những người thường xuyên ăn mỡ lợn và dầu đậu phộng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn, nguy cơ mắc bệnh lần lượt tăng là 31% và 36%.

Ngoài ra, 3 loại "chất béo" sau đây cũng rất nguy hiểm với người tiểu đường

1. Kem

Hàm lượng chất béo trong các loại kem rất cao, có 54% là axit béo bão hòa, dễ dẫn đến tình trạng thừa calo và gây rối loạn đường huyết sau khi ăn. Nó cũng làm tăng độ nhớt của máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2. Bơ

Hàm lượng chất béo và cholesterol trong bơ khá cao, nếu người có đường huyết bất thường ăn vào sẽ dễ dẫn đến tăng lipid máu, ảnh hưởng gián tiếp đến sự ổn định của đường huyết và tăng gánh nặng cho tuyến tụy. Trong những trường hợp nặng, tỷ lệ biến chứng mạch máu sẽ tăng lên.

3. Dầu ăn chiên đi chiên lại

Các loại dầu ăn được chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao, hàm lượng axit béo chuyển hóa trong đó cũng rất lớn, nếu người có đường huyết cao tiêu thụ sẽ dễ khiến tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn rất nhiều.

Người phụ nữ 48 tuổi nhập viện cấp cứu vì 1 loại

Các loại dầu ăn được chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao có hại cho lượng mỡ và lượng đường trong máu.

Để điều hòa lượng đường trong máu, bạn cần làm tốt 2 việc

1. Tiêu thụ trà lá dâu tằm

Trà lá dâu tằm có chứa một thành phần đặc biệt đó là deoxymycin, có thể ức chế tốt ruột non phân hủy đường thành glucose. Do đó ức chế sự gia tăng của lượng đường trong máu. Người bệnh tăng đường huyết uống trà lá dâu tằm trước bữa ăn sẽ có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt.

uong-nuoc-la-dau-tam-co-tac-dung-gi-202012181621582972.jpeg

Trà lá dâu tằm rất thích hợp cho những người có lượng đường trong máu cao.

2. Tập thể dục nhiều hơn

Đối với những người có lượng đường trong máu cao, cho dù có béo hay không, họ vẫn nên duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, có lợi cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu và làm loãng lượng đường trong máu. Đồng thời, độ nhạy insulin cũng được cải thiện, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Chia sẻ