Người phụ nữ 35 tuổi vừa ly hôn đúc kết ra 4 sai lầm vô cùng nghiêm trọng từ trải nghiệm thực tế: Hôn nhân cần lắm 1 chữ "tỉnh"
Pháo hoa có đẹp mấy thì khi bạn đứng ngắm 1 mình với nỗi lòng trống trải, cô đơn vẫn là sự cô đơn.
Mới đây, trên 1 diễn đàn mạng, người phụ nữ đang gặp nhiều rắc rối trong hôn nhân tâm sự: "Tôi cảm thấy như đang đứng ngoài sa mạc, cầm chiếc ống nhòm rồi nhìn xa xôi theo cái ô kính nhỏ xíu. Tôi thấy rất nhiều người thân của mình hồ hởi phấn khởi đi vào đó rồi nhỏ bé dần, cứ lịm đi vì sự khắc nghiệt. Sa mạc đó chẳng khác nào hôn nhân, người bên ngoài thèm bước vào, người bên trong lại tìm cách thoát ra. Chẳng hiểu sao tôi lại từng khao khát chinh phục cái sa mạc khô cạn đó đến thế!".
Có một số người, khi trải qua những biến cố nhất định, họ bị mất niềm tin tạm thời, chai lì cảm xúc nên thường nhìn mọi thứ có chiều tiêu cực. Nhưng với phụ nữ bản lĩnh, họ sẽ biết mình sai ở đâu thì sửa ở đấy.
Linh, 35 tuổi, vừa kết thúc cuộc hôn nhân từng là 1 thời thanh xuân và hi vọng. Cô vốn là Freelancer viết lách, viết truyện tình cảm, tư vấn hôn nhân cũng đủ cả thế mà Linh lại thất bại khi sắm vai chính của cuộc đời mình. Linh thú nhận, cô đã phạm phải 4 sai lầm vô cùng nghiêm trọng.
1. Nghĩ rằng người bạn đời sẽ thay đổi tích cực
27 tuổi Linh mới gặp được "chân ái" - người đàn ông có thể mang đến cho cô nhiều niềm vui và xúc cảm nhất. Anh ấy đẹp trai, phong cách lãng tử và luôn là niềm tự hào khi Linh đưa bạn trai đi cùng đến các sự kiện, cuộc gặp bạn bè. Duy chỉ có 1 vấn đề, anh ta rất cục cằn và thô lỗ mỗi khi uống rượu xong, bất kể ít hay nhiều.
Linh khá băn khoăn và phân vân khi được chứng kiến vài lần anh ta "biến hình" sau khi say xỉn. Nhưng ngẫm đi nghĩ lại, cô cho rằng trên đời này chẳng ai là hoàn hảo cả, 1 chút khuyết điểm đó có vợ con vào đàn ông sẽ thay đổi được thôi.
Khi Linh đề xuất muốn cưới xong sẽ theo học tiếp lên Thạc sĩ anh ta cười nhạt: "Anh khuyên thật em đừng trèo cao, ngã đau đấy. Mình phải biết mình là ai trong cái xã hội này". Tình yêu trong cô gần như vơi đi 1 nửa...
Nhưng sau tất cả những do dự, cô vẫn cưới anh, vì tình yêu. Linh theo đuổi công việc văn chương còn chồng thì chẳng bao giờ muốn nghe những câu chuyện mà vợ kể, những thành tích mà vợ có.
Sau khi kết hôn, hết năm này đến năm khác, Linh thấy chồng mình đã không thay đổi chút nào. Cô thì quá mệt mỏi còn anh lại nghĩ vợ đang quản lý mình quá nhiều. Dần dần, Linh không còn yêu anh nữa. Sau ba năm kết hôn, họ bắt đầu rơi vào những cuộc chiến tranh lạnh thường xuyên và thậm chí bắt đầu ngủ trên những chiếc giường riêng biệt.
Linh thật ngây thơ khi nghĩ mình có thể thay đổi chồng, khiến anh trở nên ôn hòa, khiến anh uống ít rượu hơn, yêu gia đình và làm việc chăm chỉ hơn. Nhưng cô càng muốn tốt cho anh thì anh càng gạt cô ra xa. Những người tính cách khó chịu về cơ bản là bất biến, thực tế, thay đổi được họ rất khó.
Do đó, nếu bạn ngần ngại kết hôn với một người, bạn phải chuẩn bị tinh thần cho 2 phương án: 1 là chấp nhận những thiếu sót của nhau, 2 là yêu cầu anh ta thử thách trước rồi mới đi đến quyết định có kết hôn hay không.
2. Điều quan trọng nhất của hôn nhân là tình yêu
Linh luôn nghĩ rằng điều quan trọng nhất hình thành nên hôn nhân là tình yêu. Cô luôn chủ quan nhận thức, chừng nào hai người yêu nhau, mọi thứ khác không phải là vấn đề.
Nhưng sau ba năm kết hôn, Linh thấy rằng hôn nhân không đơn giản như vậy. Sau khi sinh con 1 thời gian, niềm đam mê gần như bị tiêu hao và tình cảm vợ chồng dần nhạt nhẽo. Các vấn đề phức tạp tăng dần và sự lãng mạn liên tục biến mất.
Để đánh giá 1 cuộc hôn nhân có hạnh phúc và lâu dài hay không không thể dựa vào số lần anh ấy tặng hoa, tặng quà vào mỗi dịp lễ mà là làm thế nào để hòa hợp nhau vào những ngày bình thường. Pháo hoa có đẹp mấy thì khi bạn đứng ngắm 1 mình với nỗi lòng trống trải, cô đơn vẫn là sự cô đơn.
3. Chịu đựng quá nhiều
Trong câu chuyện Linh từng viết có 1 chi tiết khá thú vị: 2 chị em cùng nhau gánh nước nhưng người em khá lười biếng và mải chơi. Cô chị nghĩ ra cách để em hợp tác là cô sẽ kéo xô nước nghiêng về phía đòn gánh của mình 1 chút thì cậu em sẽ bớt nặng hơn. Kết quả là chỉ mới 3 xô cậu ta đã cáu giận buông xuôi tất cả và trách móc chị mình.
Câu chuyện ngỡ như không liên quan nhưng nó thực sự là chân lý của cảm xúc. Phụ nữ thường nhận những gánh nặng về mình, cam chịu chỉ cần anh ta còn ở lại trong "cuộc vui" ấy. Đó là loại tình cảm gượng ép và kết cục phụ nữ luôn chịu thiệt dù đã bỏ ra nhiều thứ hơn, yêu thương nhiều hơn.
Còn Linh, cô nghĩ cái gì không cần thiết sẽ nhịn đi, 1 điều nhịn là chín điều lành mà. Nhưng ai ngờ đâu, sự cam chịu ấy trở thành 1 thói quen khiến bản thân cô u uất còn chồng lại càng tiêu cực.
Nếu có thể trút giận, có lẽ cảm xúc của Linh sẽ không bị cản trở. Chồng cô ấy có thể thay đổi một chút nhưng thật không may, cô ấy đã quá bao dung. Cuối cùng, cái bao dung không đáng đó không chỉ "nghiền nát" cuộc hôn nhân mà còn tự "nghiền nát" tâm hồn người phụ nữ.
4. Mối quan hệ với mẹ chồng
Linh đã mang 1 tâm thế đó khi bước vào hôn nhân, rằng cô sẽ yêu mẹ chồng hết lòng và mong bà coi mình như con gái. Chẳng có ai quy định phải yêu mẹ chồng thì mới giữ được hôn nhân. Mối quan hệ này cần giữ ở khoảng cách hợp lý nhất.
Chúng ta có quyền sống theo tình cảm thật của mình. Có nghĩa ở giới hạn đúng mực nhất, không vồn vã, xu nịnh, không lạnh nhạt, vô tâm. Bởi người thận trọng sẽ phòng tránh được nhiều thứ có thể xảy ra.
Đúng như điều Linh đã rút ra từ chính câu chuyện của mình: Coi mẹ chồng như sếp. Làm việc và cống hiến nhiệt huyết, chỉ đề xuất không đòi hỏi. Đừng cố thách thức quyền lực của vị "sếp" ấy hay muốn "soán ngôi" người phụ nữ của gia đình trong căn nhà này. Rồi sự cố gắng của bạn sẽ được ghi nhận, mà không may gặp phải vị "sếp" khó thì chúng ta cũng làm hết trách nhiệm từ năng lực của mình rồi.