Người “nghèo muôn kiếp” thường có 2 “đặc điểm” điển hình: Càng cố che giấu càng lộ rõ, sớm thay đổi mới cải được vận
Một người nghèo cả về hình thức lẫn tư tưởng thì khó mà khá lên được.
Trong hành trình cuộc đời, hầu như ai trong chúng ta cũng ấp ủ ước mơ làm giàu và khao khát có thật nhiều của cải để sống hưởng thụ. Tuy nhiên, dù giấc mơ có tươi đẹp đến đâu thì con đường thực hiện nó cũng thường phải trải qua không ít chông gai, gập ghềnh. Suy cho cùng, khi chúng ta đối mặt với khó khăn, chính tính cách sẽ quyết định số phận và tư tưởng quyết định cuộc đời.
Do đó, sự giàu có và vận mệnh của một người có thể được nhìn thấy bằng cách quan sát xem người đó có 2 đặc điểm dưới đây hay không. Nếu chưa có thì phải nhanh chóng thay đổi kẻo mãi chẳng thể thoát nghèo.
1. Lãng phí tiền bạc
Có một bài đăng đáng suy ngẫm của một tài khoản trên nền tảng xã hội Xiaohongshu, Trung Quốc như sau:
“Có một cư dân mạng chia sẻ rằng cô ấy đã làm việc chăm chỉ suốt 5 năm nhưng lại chẳng góp được đồng tiết kiệm nào. Lúc đầu, tôi nghĩ đó chỉ là một trò đùa câu tương tác, thế nhưng qua phần bình luận, tôi thấy có nhiều người cũng gặp hoàn cảnh tương tự như cô ấy.
Theo chia sẻ của họ, tôi nhận thấy phần lớn những người này đều thường “nai lưng ra để kiếm tiền”, thế nhưng sau khi nhận được lương thì lại háo hức tiêu pha chứ không biết góp nhặt chặt bị. Thu nhập của họ ở mức chấp nhận được và cuộc sống của họ diễn ra suôn sẻ nên họ sống theo xu hướng hưởng thụ chứ không nghĩ nhiều đến việc tiết kiệm. Có lẽ đây là nguyên nhân khiến túi tiền của họ cứ đứng im một chỗ.”
Trên thực tế, những người này thường có suy nghĩ rằng, việc lên kế hoạch tiêu dùng là không cần thiết, và việc thỏa mãn được mong muốn hiện tại của mình sẽ quan trọng hơn. Cũng vì chi tiêu không có kế hoạch và hành động hoàn toàn theo cảm hứng, họ thường tiêu tiền theo ý muốn và mua nhiều món đồ không cần thiết. Lối sống này thường khiến họ phung phí nhiều tiền để rồi thường xuyên lâm vào tình trạng túng thiếu khi có việc đột xuất. Cứ thế, vòng quay này cứ lặp đi lặp lại mà không có điểm dừng.
Nếu bạn muốn thay đổi vận mệnh, hay có cho mình một kế hoạch chi tiêu thích hợp. Chỉ khi thay đổi suy nghĩ từ việc chi tiêu vô tội vạ thành tận hưởng những thứ sẵn có thì bạn mới thấy được những thay đổi tích cực trong tài chính của bản thân. Keo kiệt là không tốt nhưng đôi lúc, bạn cũng nên keo kiệt một chút đối với túi tiền của mình.
2. Thiếu kiến thức và tầm nhìn
Có một câu chuyện hài hước nổi tiếng như sau: “Một người ăn xin tưởng tượng mình sẽ trở thành hoàng đế, anh ta kiêu hãnh nghĩ: Nếu mình là hoàng đế thì bát ăn xin của mình nhất định phải làm bằng vàng!”
Câu chuyện này dù ngắn nhưng tiết lộ truyền tải ý nghĩa thâm sâu: Tầm nhìn của một người là cốt lõi để quyết định số phận của họ. Những người nghèo kiến thức, họ không biết phân biệt điều cần ưu tiên nên chỉ mải nghĩ đến hay vướng vào những chuyện vụn vặt.
Những người như vậy thường không có cơ hội làm giàu, nếu có cũng sẽ bỏ lỡ thời cơ mà thôi. Nguyên nhân là vì họ thiếu tầm nhìn để thấy trước những thay đổi trong tương lai. Họ không có nhận thức nhạy bén để nắm bắt cơ hội trong sự thay đổi của thời thế và đạt được bước nhảy vọt về đẳng cấp. Trong khi đó trong thế giới luôn thay đổi như hiện nay, việc cập nhật tri thức, xu hướng sẽ quyết định quỹ đạo vận mệnh của mỗi người.
Không phải ai cũng may mắn được sinh ra trong một gia đình giàu có. Hầu hết mọi thành tựu của con người đều đạt được thông qua đấu tranh và tích lũy không ngừng. Đi sâu vào quá trình trưởng thành của những người thành công, không khó để nhận ra rằng sự khác biệt cơ bản nhất giữa họ và những người chưa bao giờ thoát nghèo nằm ở cách tầm nhìn và suy nghĩ.
Người muôn đời khổ thường có lối suy nghĩ cứng nhắc, bảo thủ và ngại đón nhận những điều mới mẻ. Đối mặt với những thay đổi của thời đại, họ không tò mò khám phá mà theo bản năng có thái độ phản kháng. Trong dòng chảy của thời đại, ở bất kỳ thời điểm nào, chỉ những người đầu tiên nắm bắt cơ hội và có can đảm thử sức thì mới có thể đạt được kết quả tốt đẹp.
Nghèo đói không phải là một trạng thái đáng sợ hay xấu hổ. Tuy nhiên, nếu một người không sẵn sàng thay đổi những thói quen tiêu cực đó mà suốt ngày chỉ biết than vãn, đổ lỗi cho cuộc đời thì chắc chắn là sai lầm.
Nếu bạn muốn thay đổi tình hình tài chính của mình, nhiệm vụ đầu tiên là lấp đầy kiến thức và thay đổi tầm nhìn. Chỉ có như vậy mới giúp mình xác định được phương hướng và tìm thấy đích.
(Theo Sohu)