Người thành công, hạnh phúc sẽ làm được 2 điều
Bạn có bao giờ nghe đến cụm từ “Nỗi lo của sự giàu có” chưa?
"Nỗi lo của sự giàu có" bao gồm nhiều thứ. Đó có thể là: Tiền lương đã tăng lên, nhưng khoản chi cho bản thân lại quá ít. Vất vả mới tích góp được chút tiền, nhưng rồi cũng tiêu tán vì chuyện xảy ra sau đó.
Cảm thấy không có sự an toàn đối với sự giàu có, rõ ràng là làm việc chăm chỉ, sự nghiệp cũng đang phát triển theo hướng tốt, nhưng vẫn thấy lo lắng một cách khó hiểu.
Nhiều người chắt chiu vì các nguyên nhân thực tế: Vật giá leo thang, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ già… Nhưng lại bỏ qua những lý do nội tại quan trọng: Tiền bạc và bản thân có mối liên hệ gì?
Một số người sống để kiếm tiền, toàn tâm toàn ý phục vụ sự giàu có, hay nói đúng hơn là trở thành nô lệ của đồng tiền; một số người kiếm tiền để khiến cuộc sống tốt hơn, để tiền bạc phục vụ chính mình.
Đó là hai thái độ sống hoàn toàn khác nhau.
Từ góc độ tâm lý học, mối quan hệ giữa một người và sự giàu có có thể phản ánh thực tế các trạng thái các mối quan hệ khác trong cuộc sống.
Vì vậy, để có thể làm chủ tiền bạc, trước tiên chúng ta phải điều chỉnh bản thân và mối quan hệ với những người xung quanh.
1. Biết cách đối xử với người thân trong gia đình
Nhà tâm lý học người Đức, Bert Hellinger từng nói: "Một khi đã không thuận lợi trong sự nghiệp và tiền bạc, thì các mối quan hệ cũng không thuận lợi".
Cha mẹ là nguồn gốc của cuộc sống. Nếu một người không thể xử lý tốt mối quan hệ với cha mẹ, họ cũng không dễ dàng có được sự giàu có và thành tựu.
Gia đình như một xã hội thu nhỏ, bạn không thể giải quyết ổn thỏa vấn đề bên trong thì khó lòng trụ vững sóng gió ngoài kia. Gia đình bất an thì cuộc đời mất đi sự vững chãi.
Luôn cảm thấy cha mẹ nợ mình, cách tư duy này chắc chắn ảnh hưởng đến cách xử lý các mối quan hệ khác, cụ thể là chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực trong vấn đề: Nghĩ rằng khách hàng luôn cố tình gây khó dễ cho chính mình, cấp trên không thể nhìn thấy những nỗ lực của bản thân, đồng nghiệp không đối xử với mình chân thành...
Trái tim đầy oán giận, giàu sang xa rời tầm với. Ở ngoài vui cười, về nhà trút giận lên người thân gia đình, là biểu hiện của người không biết kiểm soát cảm xúc và đối nhân xử thế.
Như cuốn “Chân tướng cuộc đời” của Taniguchi Masaharu: "Khi không còn khổ cực tìm kiếm những nhu cầu chưa được đáp ứng trong thời thơ ấu, chúng ta có thể nhặt lên những kỳ vọng và lập kế hoạch cho tương lai, một lần nữa đạt được sự giàu có và thành tựu" (tạm dịch).
2. Chấp nhận với chính mình
Nhiều người từ nhỏ đã sống trong gia đình thiếu thốn tiền bạc và cãi vã, cho nên trong tiềm thức thường cho rằng, tiền tuy có thể giải quyết vấn đề nhưng cũng là nguyên nhân của mọi mâu thuẫn. Vì vậy, họ sợ giàu có và thành công. Từ đó vô hình trung đặt ra cho mình rất nhiều trở ngại, né tránh cơ hội, thậm chí tránh xa những người chủ động thương yêu mình.
Sau quá nhiều tổn thương, không ít người lại cảm thấy bản thân không xứng đáng, không có tư cách để có một cuộc sống tốt hơn.
Đây là biểu hiện của tự hạ thấp chính mình, cả giá trị lẫn lòng tự trọng.
Tiền đề của sự giàu có, ít nhất phải là tin rằng bản thân xứng đáng và chấp nhận con người mình. Đồng thời tiếp tục củng cố niềm tin: Tôi có thể thành công, tôi đủ điều kiện cho sự giàu có.
Hãy tin rằng bạn xứng đáng với những người tốt và những điều tốt đẹp.
Cũng như câu: "Vì tình cảm và mối quan hệ là điểm mấu chốt của tất cả, chỉ hai điều này hanh thông mới có thể chữa lành mọi thứ, cuối cùng tạo ra sự giàu có" (tạm dịch), theo “Chân tướng cuộc đời”.