Người Hà Nội tảo mộ đón tổ tiên về ăn Tết sớm
Mặc dù còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết nhưng nhiều gia đình, dòng họ đã đi tảo mộ, dọn dẹp, sửa sang phần mộ của gia tiên và mời tổ tiên về ăn Tết sớm với con cháu.
Hằng năm, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng chạp là nhiều gia đình người Việt đi tảo mộ. Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Thế nhưng với nhiều gia đình, dòng họ lại chọn ngày Chủ nhật của tuần đầu tiên tháng Chạp để tảo mộ.
Bao đời nay, truyền thống tâm linh của người Việt đều xem việc tảo mộ (nghĩa đen là quét, sửa sang mộ) thường rơi vào các ngày 24, 25 nhiều vùng quê chọn ngày 29 hoặc 30 Tết mới đi tảo mộ thế nhưng ở một số dòng họ, gia đình tại Hà Nội lại chọn việc tảo mộ sớm gần 1 tháng.
Đây là dịp để nhiều gia đình, dòng họ tiến hành các công việc sửa sang, xây mới hoặc cơi nới cho mộ gia tiên trở nên khang trang hơn. Những ngày này tại các nghĩa trang luôn có khá nhiều công nhân quét dọn, xây dựng.
Chính vì thế các nghĩa trang lúc nào cũng luôn có người, hầu hết các phần mộ được sơn, sửa hoặc cơi nới.
Một gia đình tại nghĩa trang làng Cót (Yên Hòa - Cầu Giấy - HN) đang hoàn thành những khâu cuối cùng cho phần mộ của gia tiên.
Việc sửa sang phần mộ cho gia tiên không chỉ dưới bàn tay của đàn ông trong gia đình mà còn là trọng trách, nghĩa vụ của những người phụ nữ.
Tại nghĩa trang Mai Dịch hôm nay cũng có rất nhiều gia đình đến hương khói cho gia tiên.
Thành kính dâng hương lên tổ tiên.
Một cặp vợ chồng trẻ sau khi dọn dẹp, thắp nén hương cho gia tiên và thành kính mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
Cụ Sâm (82 tuổi - làng Cót - Yên Hòa - Cầu Giấy - HN) chia sẻ: "Đây là phần mộ của bố mẹ tôi, hôm nay cả dòng họ đến đây tảo mộ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Năm nào tôi cũng ra đây dọn dẹp và thắp hương mong các cụ phù hộ cho con cháu học hành thành tài, gia đình làm ăn phát đạt và bình an".
Bao đời nay, truyền thống tâm linh của người Việt đều xem việc tảo mộ (nghĩa đen là quét, sửa sang mộ) thường rơi vào các ngày 24, 25 nhiều vùng quê chọn ngày 29 hoặc 30 Tết mới đi tảo mộ thế nhưng ở một số dòng họ, gia đình tại Hà Nội lại chọn việc tảo mộ sớm gần 1 tháng.
Đây là dịp để nhiều gia đình, dòng họ tiến hành các công việc sửa sang, xây mới hoặc cơi nới cho mộ gia tiên trở nên khang trang hơn. Những ngày này tại các nghĩa trang luôn có khá nhiều công nhân quét dọn, xây dựng.
Chính vì thế các nghĩa trang lúc nào cũng luôn có người, hầu hết các phần mộ được sơn, sửa hoặc cơi nới.
Một gia đình tại nghĩa trang làng Cót (Yên Hòa - Cầu Giấy - HN) đang hoàn thành những khâu cuối cùng cho phần mộ của gia tiên.
Việc sửa sang phần mộ cho gia tiên không chỉ dưới bàn tay của đàn ông trong gia đình mà còn là trọng trách, nghĩa vụ của những người phụ nữ.
Tại nghĩa trang Mai Dịch hôm nay cũng có rất nhiều gia đình đến hương khói cho gia tiên.
Thành kính dâng hương lên tổ tiên.
Một cặp vợ chồng trẻ sau khi dọn dẹp, thắp nén hương cho gia tiên và thành kính mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
Vàng, tiền được hóa để tổ tiên có tiền "lộ phí".
Cụ Sâm (82 tuổi - làng Cót - Yên Hòa - Cầu Giấy - HN) chia sẻ: "Đây là phần mộ của bố mẹ tôi, hôm nay cả dòng họ đến đây tảo mộ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Năm nào tôi cũng ra đây dọn dẹp và thắp hương mong các cụ phù hộ cho con cháu học hành thành tài, gia đình làm ăn phát đạt và bình an".
Đối với những gia đình, dòng họ tổ chức tảo mộ sớm vào sáng ngày hôm nay thì trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình từ nay đến hết Tết Nguyên Đán lúc nào cũng hương khói đầy đủ.