Người duy nhất dám chê thẳng mặt Lưu Diệc Phi
Đây là người duy nhất công khai chê bai Lưu Diệc Phi và khiến cô không thể phản bác.
Lưu Diệc Phi nổi tiếng nhờ đóng phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung, đây là nhận định khó có thể chối cãi. Nữ diễn viên thể hiện hai nhân vật nữ chính nổi bật bậc nhất trong tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung là Vương Ngữ Yên trong Thiên Long Bát Bộ (2003) và Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp (2006). Hai vai diễn này đến nay vẫn được khán giả nhớ tới nhờ vẻ đẹp tựa thần tiên của cô.
Lưu Diệc Phi trong Thiên Long Bát Bộ, vai diễn khi cô mới 15 tuổi.
Lưu Diệc Phi thể hiện vai diễn Tiểu Long Nữ lúc 18 tuổi.
Nhắc tới cố nhà văn Kim Dung, ông được coi là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc hiện đại và là tác giả của những bộ tiểu thuyết võ hiệp được khán giả yêu thích nhất. Truyện của Kim Dung được xuất bản ra nhiều thứ tiếng, nhiều lần được chuyển thể lên màn ảnh. Thậm chí, Sina từng bình luận: "Tiểu thuyết Kim Dung nuôi sống nửa giới giải trí Hoa ngữ". Bởi hàng chục năm qua, mỗi năm đều có rất nhiều bộ phim truyền hình, điện ảnh lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Kim Dung. Các nhân vật trong truyện như Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Dương Quá, Tiểu Long Nữ, Vương Ngữ Yên, Đoàn Dự,... đã trở nên quen thuộc với khán giả đại chúng.
Do đó, việc được thể hiện vai nữ chính trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung là may mắn với Lưu Diệc Phi. Trong lần đầu tiên hợp tác, Lưu Diệc Phi thể hiện vai Vương Ngữ Yên khi mới 15-16 tuổi, cô được nhà văn Kim Dung hết lời khen ngợi: "Gặp Lưu Diệc Phi, khán giả mới hiểu tôi miêu tả vẻ đẹp Vương Ngữ Yên là chân thực đến mức nào. Nếu không phải Lưu Diệc Phi đóng Vương Ngữ Yên, hàng nghìn, hàng vạn khán giả sẽ cho rằng Kim Dung nói dối. Sau khi cô ấy đóng, mọi người sẽ biết trên đời thực sự có một mỹ nhân sống động như vậy".
Quả thực, nhan sắc của Lưu Diệc Phi rất phù hợp với vai diễn Vương Ngữ Yên. Đến nay, danh xưng "thần tiên tỷ tỷ" vẫn theo nữ diễn viên, cho thấy sự công nhận của khán giả với ngoại hình tuyệt sắc của cô.
Vương Ngữ Yên của Lưu Diệc Phi được nhà văn Kim Dung khen ngợi vì nhan sắc xinh đẹp thoát tục.
Tuy nhiên, trong lần hợp tác thứ hai trong Thần Điêu Đại Hiệp (2006), nhà văn Kim Dung lại thẳng thừng chê bai Lưu Diệc Phi: "Tôi cảm thấy Lưu Đức Hoa với Trần Ngọc Liên đóng tốt nhất. Nhưng anh ấy (đạo diễn Trương Kỷ Trung) tuyển Lưu Diệc Phi đóng Tiểu Long Nữ, nhưng cô bé sợ xấu không dám thể hiện cảm xúc. Phải thay đổi, nói cô bé khóc, cô bé không chịu khóc chỉ nhỏ mắt rồi thôi".
Cố nhà văn chê Lưu Diệc Phi diễn xuất kém, không thể đóng được cảnh khóc. Cô quay hỏng nhiều tới mức suýt bị đuổi khỏi đoàn phim. Đến nay, hình ảnh cô nhỏ nước thuốc mắt vẫn được lan truyền. Trước những lời chê bai thẳng thừng của Kim Dung, nữ diễn viên không một lời phản bác. Đó cũng là điều dễ hiểu khi Kim Dung chính là "cha đẻ" của nhân vật Tiểu Long Nữ nên ông là người hiểu rõ hơn ai hết nhân vật của mình. Chưa kể ông còn là người có tầm ảnh hưởng trong làng giải trí xứ Trung. Và còn 1 lý do nữa, đó là chính Lưu Diệc Phi cũng không thể chối cãi việc mình diễn quá tệ vì đó là điều hiển nhiên mà ai cũng thấy.
Cố nhà văn Kim Dung cùng Lưu Diệc Phi và Huỳnh Hiểu Minh trên trường quay Thần Điêu Đại Hiệp (2006).
Khác với Vương Ngữ Yên chủ yếu khoe vẻ đẹp tựa thần tiên, Tiểu Long Nữ là vai diễn phức tạp hơn, bởi nàng là người vượt qua các định kiến, quy tắc đạo đức để yêu Dương Quá, đứa trẻ nhỏ hơn nàng nhiều tuổi, không khác gì học trò của nàng. Tiểu Long Nữ tuy vẻ ngoài lạnh lùng, nhưng thực tế lại là người tinh tế, nhạy cảm và có tình yêu nồng cháy. Sự non nớt của Lưu Diệc Phi không hợp với sự phức tạp của nội tâm nhân vật. Nữ diễn viên xinh đẹp, có động tác võ thuật tốt, nhưng bị chê nhiều cảnh diễn đơ.
Nhà văn Kim Dung chê Lưu Diệc Phi diễn kém, phải dùng thuốc nhỏ mắt trong cảnh khóc.
Thực tế, cảnh khóc luôn là điểm yếu của Lưu Diệc Phi. Theo 163, trong bộ phim đầu tiên của sự nghiệp là Kim Phấn Thế Gia, Lưu Diệc Phi không khóc được, diễn kém tới mức quay lỗi liên tục khiến bạn diễn Trần Khôn tức giận phải đi ra ngoài.
Trong những bộ phim sau này như Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa, Lộ Thủy Hồng Nhan, Tình Yêu Thứ Ba, Đi Đến Nơi Có Gió... cảnh khóc của người đẹp luôn bị đem ra chế giễu bị biểu cảm khoa trương, ngũ quan xấu, thiếu cảm xúc. Đây là điều Lưu Diệc Phi cần phải cải thiện để hoàn thiện khả năng biểu diễn.
Cảnh khóc của Lưu Diệc Phi rất khoa trương. ngũ quan không đẹp.
Nữ diễn viên chỉ biết ngửa mặt lên trời gào thét.