Người đàn ông dùng còi hơi để phạt bạn của con gái, không ngờ khiến cô bé mắc bệnh không thể chữa trị

NEWBEN,
Chia sẻ

Ông đã rút còi hơi ra và thổi vào Cindy. Hành động này đã khiến cuộc đời cô bạn thay đổi mãi mãi.

Năm 2016, khi đang ngồi ở bàn trong bếp tại nhà của một người bạn, Cindy Redmond đã liên tục sử dụng điện thoại. Bố dượng của người bạn yêu cầu Cindy bỏ điện thoại xuống và mãi đến lần yêu cầu thứ hai, Cindy mới chịu ngừng chat. Thế nhưng điều này vẫn khiến người bố dượng kia phẫn nộ. Ông đã rút còi hơi ra và thổi vào Cindy. Hành động này đã khiến cuộc đời cô bạn thay đổi mãi mãi.

Người đàn ông dùng còi hơi để phạt bạn của con gái, không ngờ khiến cô bé mắc bệnh không thể chữa trị - Ảnh 1.

Cindy Redmond (Ảnh: people)

Một chiếc còi hơi có thể đạt đến cường độ âm 130 decibel hoặc hơn, đủ lớn để tạo ra âm thanh gây nguy hiểm cho thính giác. Cindy - cô bạn sống ở Wilmington, Delaware - ngày hôm sau đã cảm thấy đau đớn vào giờ học tiếng Anh. Giọng nói của giáo viên dù bình thường nhưng khiến Cindy đau đớn vô cùng. Cô bạn phải trở về nhà.

Sau đó, cơn đau tai vẫn ngày một nặng hơn khiến Cindy chẳng thể quay lại trường học. Cô bạn 14 tuổi đã được chẩn đoán mắc phải hyperacusis - chứng tăng thính hiếm gặp và không thể chữa trị. Sâu bên trong tai của Cindy, cô bạn cảm thấy những cơn đau và áp lực bất thường. Âm thanh bình thường như tiếng những viên đá lạnh chạm vào nhau sẽ khiến Cindy có cảm giác như “bị đâm vào lỗ tai”, theo Cindy chia sẻ với People.

Theo cô Laurie Redmond, lẽ ra, Cindy sẽ bắt đầu lớp 9 vào mùa thu năm 2016 nhưng vì trường học không đáp ứng đủ yêu cầu yên tĩnh do đó, cô bạn phải học ở một ngôi trường đặc biệt. Mỗi tuần 1 lần, Cindy sẽ đến trường không có tiếng chuông chói lói, không có tiếng đóng tủ, khóa tủ và chỉ có vài người bạn mà thôi. Thời gian còn lại, Cindy sẽ ở trong ngôi nhà yên tĩnh cùng mẹ và vài thú cưng.

Dù vậy, nơi yên tĩnh này cũng có nguy cơ ồn ào khi chú chó Sadie mà Cindy yêu quý đôi khi cũng gây ra tiếng ồn khi phấn khích. Thậm chí khi xem truyền hình, với lượng âm thanh lúc to lúc nhỏ, Cindy cũng gặp rất nhiều khó khăn, đau đớn. Khi tiếng ồn đã dứt, cơn đau vẫn tiếp tục, kéo dài hay thậm chí là tệ hơn.

Người đàn ông dùng còi hơi để phạt bạn của con gái, không ngờ khiến cô bé mắc bệnh không thể chữa trị - Ảnh 2.

Cindy và mẹ. (Ảnh: people)

Những ngày cuối năm 2017, Cindy thử đến thăm vài người bạn, khi đó một cô gái đã thét lên. “Cindy bắt đầu đau khủng khiếp. Bạn của con khăng khăng rằng con giả vờ mà thôi”, cô Laurie chia sẻ. Chẳng có máu cũng chẳng có băng gạc để chứng tỏ mình đang bệnh, Cindy chẳng nhận được sự cảm thông nào. Điều này khiến người mẹ rất buồn khổ. Cô nói: “Tôi cứ nghe đi nghe lại những câu chuyện như thế. Con gái tôi khóc mỗi đêm. Trái tim tôi đau lắm”. Cindy cũng có đến gặp bác sĩ để điều trị nhưng chẳng có tác dụng gì. Thuốc giảm đau chẳng mang đến hiệu quả nhiều. Cindy cũng sử dụng một liệu pháp âm thanh để chữa trị nhưng chẳng mang đến kết quả, nó còn khiến cô bạn thấy tệ hơn, gây ra ù tai hay nghe những âm thanh khác trong tai.

Chẳng còn cách nào khác, Cindy phải sử dụng nút chặn ống tai cùng chụp tai để bảo vệ tai. Tuy nhiên, cách này lại khiến Cindy gặp khó khăn khi giao tiếp và đôi khi cũng không đủ để bảo vệ Cindy khỏi cơn đau. Một chuyến đi dạo siêu thị với đầy âm thanh cùng những thông báo từ loa ở nơi này cũng khiến Cindy bị đau.

Người đàn ông dùng còi hơi để phạt bạn của con gái, không ngờ khiến cô bé mắc bệnh không thể chữa trị - Ảnh 3.

(Ảnh: people)

Người đàn ông dùng còi hơi để phạt bạn của con gái, không ngờ khiến cô bé mắc bệnh không thể chữa trị - Ảnh 4.

(Ảnh: people)

Người đàn ông dùng còi hơi để phạt bạn của con gái, không ngờ khiến cô bé mắc bệnh không thể chữa trị - Ảnh 5.

Cô bạn lúc nào cũng phải đeo chụp tai để tránh tiếng ồn. (Ảnh: people)

Cindy phát biểu: “Mắc phải hyperacusis cũng giống như bước vào hang gấu. Bạn không biết âm thanh nào sẽ xuất hiện tiếp theo. Đó là một cơn ác mộng”. Trong khi đó, cô Laurie bày tỏ nỗi lo: “Tôi từng lo Cindy sẽ quen với bạn bè thế nào, học hành ra sao để vào đại học . Nhưng giờ đây tôi lo rằng con sẽ không có bạn. Tôi không biết con sẽ hoàn thành trung học như thế nào. Tôi không biết tương lai con ra sao”.

Cho đến khi Cindy bị chấn thương, cả gia đình cô bạn không hề biết về chứng hyperacusis. Giờ đây, cô bạn đang gây quỹ cho quỹ phi lợi nhuận Hyperacusis Research nhằm hỗ trợ cho những hoạt động khoa học nghiên cứu về những cơn đau do tiếng ồn. Tại trang Cure4Cindy.org - trang web của Cindy - cô bạn đã đề cập rằng chấn thương do âm thanh có thể là kết quả của một tiếng ồn lớn hoặc phơi nhiễm tích lũy theo thời gian, bao gồm cả âm thanh lớn, những buổi concert.

Bryan Pollard - Chủ tịch Hyperacusis Research - phát biểu: “Mọi người không ý thức được sự tàn phá khủng khiếp của âm thanh”. Trong khi đó, M. Charles Liberman - Giáo sư tại trường Y Harvard, người đứng đầu phòng thí nghiệm thính giác ở Massachusetts Eye and Ear Infirmary - cho biết: “Tiếp xúc với âm thanh quá mức không phải lúc nào cũng dẫn đến mất thính lực”. Thay vào đó, vài người sẽ chịu đựng điều ngược lại: tiếng ồn không quá nhỏ nhưng gây ra cơn đau khủng khiếp, theo Cure4Cindy.org. Các mô tả về cơn đau tương đối đồng nhất: một cảm giác nóng rát như kim loại nóng chảy, cùng với một con dao đâm thủng tai.

Người đàn ông dùng còi hơi để phạt bạn của con gái, không ngờ khiến cô bé mắc bệnh không thể chữa trị - Ảnh 6.

(Ảnh: people)

“Đó là cảm giác mà hầu hết chúng ta hiếm khi trải qua”, Liberman chia sẻ. Theo nghiên cứu, một thủ phạm có thể gây ra cơn đau là dây thần kinh cảm giác đau ở sâu trong tai trong. “Hyperacusis cần phải được chú ý. Chúng tôi cần một phương pháp chữa trị để Cindy có thể sống một cuộc sống của cô bé tuổi teen bình thường”, cô Laurie phát biểu.

(Nguồn: people)

Chia sẻ