Người đàn ông có khả năng chữa mù mắt trong 5 phút

Vân Anh,
Chia sẻ

Chỉ cần đặt tay lên mắt người mù trong 5 phút, bác sĩ Sanduk có thể phục hồi thị lực của họ.

Cho đến nay, bác sĩ người Nepal, Sanduk Ruit đã phục hồi thị lực cho hơn 100.000 người tại hai châu lục. Tất cả những gì bác sĩ cần là đặt tay lên mắt người mù trong năm phút.

Theo thống kê của WHO, 90% người mù trên thế giới sống tại các nước thu nhập thấp. 80% người mù đều có thể phục hồi thị lực dễ dàng. Tuy nhiên, vì nghèo đói và hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế, những người mù không được chữa trị. Bác sĩ Sanduk Ruit cho rằng, những người nghèo nhất trên thế giới cũng xứng đáng được chăm sóc mắt đầy đủ, chất lượng. Chính vì thế ông đã nghĩ ra một kỹ thuật điều trị mắt trong 5 phút cho các bệnh nhân nghèo.


Bác sĩ Sanduk có thể chữa bệnh cho người mù chỉ trong 5 phút.

“Phép màu” của bác sĩ Sanduk thực chất là một kỹ thuật thay thủy tinh thể bị đục bằng một ống kính nhân tạo giá rẻ. Ông chỉ cần một đường rạch nhỏ ở mắt của bệnh nhân, lấy thủy tinh thể đục ra và thay ống kính nhân tạo mới vào.

Người bác sĩ này đã dành cả đời để chăm sóc mắt cho các bệnh nhân. Ông lập một bệnh viện mắt tên gọi “Tilganga” ở Kathmandu năm 1994. Ngoài việc cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt chất lượng cao cho người dân Nepal, bệnh viện cũng sản xuất ống kính nhân tạo chuyên dùng để điều trị bệnh đục thủy tinh thể hoặc cận thị. Những ống kính nhân tạo này đã được xuất khẩu sang 30 nước trên thế giới.


“Phép màu” đó thực chất là một kỹ thuật phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Bác sĩ Sanduk và các đồng nghiệp của ông cũng thường xuyên đến các khu vực xa xôi hẻo lánh để điều trị miễn phí cho người dân. Các bác sĩ sống ở lều, ở trường học để dựng phòng mổ tạm. Nhiếp ảnh gia Amendolia đã theo đoàn trong nhiều năm và chụp lại hàng trăm bức ảnh. Trong đó, có bức ảnh một người đàn ông 80 tuổi ở Triều Tiên, lần đầu tiên được nhìn thấy con trai sau 10 năm bị mù.


Đến nay, bác sĩ Sanduk đã chữa bệnh cho hơn 100.000 người mù trên thế giới.

Bác sĩ Sanduk nói rằng, ông làm việc với mục đích duy nhất: Chữa cho càng nhiều bệnh nhân càng tốt. Ông lớn lên tại một ngôi làng nhỏ gần dãy Himalaya. Năm ông 17 tuổi, em gái ông qua đời vì bệnh lao. Đó là động lực để ông cố gắng chữa bệnh cho người nghèo.

Nguồn: Dailymail
Chia sẻ