Người đàn ông có dấu hiệu Alzheimer từ 10 năm trước nhưng không nhận ra: 4 thói quen âm thầm gây mất trí nhớ, sau tuổi 40 càng phải lưu tâm
Ngay từ 10 năm trước, ông Khổng đã bị suy giảm trí nhớ, chỉ là không ai để ý đến điều đó. Triệu chứng hay quên của ông ngày càng rõ ràng hơn.
Người đàn ông bị Alzheimer hóa ra có dấu hiệu từ 10 năm trước
Ông Khổng 75 tuổi (sống tại Chiết Giang, Trung Quốc) mắc một căn bệnh lạ. Ông mỉm cười và vỗ tay khen ngợi tất cả những người mình gặp hàng ngày. Gia đình nói với bác sĩ, ông thậm chí còn không biết tên mình nếu ra ngoài một mình.
Cách đây vài ngày, gia đình ông Khổng đi vắng, ông bị lạc sau khi ra ngoài. Gia đình lo lắng, tìm kiếm khắp nơi với sự giúp đỡ của cảnh sát. Các thành viên trong gia đình đều nghĩ ông Khổng mắc một loại bệnh tâm thần. Lúc này đi thăm khám, các bác sĩ khẳng định ông thực ra bị bệnh Alzheimer.
Bác sĩ yêu cầu gia đình tiếp tục hồi tưởng, phải chăng những bất thường này ở ông lão chỉ mới xuất hiện gần đây?
Trên thực tế, ngay từ 10 năm trước, ông Khổng đã bị suy giảm trí nhớ khi mới 65 tuổi, chỉ là lúc đầu không ai để ý đến điều đó. Triệu chứng hay quên của ông ngày càng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mọi người nghĩ rằng có thể do ông đã nhiều tuổi.
Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Khi tuổi tác tăng lên, tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer sẽ ngày càng cao hơn. Ngoài ra, khả năng tư duy, tính toán trừu tượng của người bệnh cũng bị suy giảm, thường kèm theo những thay đổi về tính cách và hành vi.
Thật không may, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer rất cao nhưng nó vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Khi người cao tuổi phát triển một loạt các triệu chứng bất thường từ rất sớm, nó luôn được coi là già và là một hiện tượng bình thường. Kết quả là bạn đã bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.
Ông Khổng là một trường hợp như vậy. Ông thực sự đã có triệu chứng của bệnh Alzheimer từ 10 năm trước. Tuy nhiên, do chủ quan bỏ mặc nên 10 năm sau ông mới được phát hiện.
Ngoài lão hóa, có 4 thói quen tưởng tốt nhưng âm thầm gây mất trí nhớ, nên chú ý ngay từ độ tuổi 40
1. Ăn chay lâu ngày
Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành theo dõi trong 10 năm với hơn 1.000 người cao tuổi trên 65 tuổi. Họ phát hiện, người cao tuổi có lượng vitamin B12 trong máu thấp có nguy cơ suy giảm nhận thức tăng lên đáng kể.
Nhiều người có thói quen ăn chay lâu dài. Tuy nhiên, thói quen ăn uống như vậy dễ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12. Các thực phẩm có thể cung cấp vitamin B12 chủ yếu bao gồm thịt nạc, nội tạng động vật, trứng…
Vì vậy, tốt nhất bạn không nên quá khắt khe trong chế độ ăn uống. Ngay từ khi còn nhỏ, bạn nên chú ý duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, kết hợp giữa thịt và rau.
2. Ngủ quá nhiều
Dự án nghiên cứu Framingham về tim mạch ở Hoa Kỳ đã nghiên cứu hơn 2.400 người cao tuổi, độ tuổi trung bình là 72. Họ được yêu cầu báo cáo tình trạng giấc ngủ của mình trong 10 năm. Trong thời gian nghiên cứu, có 234 người mắc bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người lớn tuổi ngủ hơn 9 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp đôi. Những người có trình độ học vấn dưới trung học và ngủ hơn 9 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 6 lần.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, những người ngủ từ 9 giờ trở lên mỗi ngày có bộ não nhỏ hơn, mất nhiều thời gian hơn để xử lý thông tin và có dấu hiệu suy giảm trí nhớ. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thần kinh học Hoa Kỳ.
Trên thực tế, ngủ nhiều không phải lúc nào cũng tốt hơn. Nói chung, thời gian ngủ tốt nhất đối với người lớn là khoảng 7-8 giờ mỗi ngày. Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
3. Thường xuyên sống một mình
Một nghiên cứu kéo dài 3 năm được công bố trên tạp chí "Thần kinh, Phẫu thuật Thần kinh và Tâm thần học" vào năm 2013 phát hiện, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở người trung niên, người già cảm thấy cô đơn cao hơn 1,63 lần.
Trong xã hội ngày nay, ngày càng có nhiều người sống một mình, nhiều người không kết hôn, thậm chí không có con cái và người thân trong gia đình đi cùng. Nhiều người sau độ tuổi 40 sống một mình trong thời gian dài, sẽ dẫn đến hệ lụy đáng tiếc.
4. Quá yêu thích sự sạch sẽ
Môi trường quá sạch, thường xuyên sử dụng thuốc kháng khuẩn, ít tiếp xúc với môi trường tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái ban đầu có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc Alzheimer.
TS Molly Fox (Đại học Cambridge ở Anh) cùng các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ 192 quốc gia liên quan chủ đề này. Họ phát hiện, việc quá yêu thích sạch sẽ thực sự thúc đẩy nguy cơ mất trí nhớ đến sớm hơn dự kiến.