Người đàn ông 47 tuổi mắc ung thư dạ dày sau 1 năm dùng lò vi sóng, BS chỉ ra 2 điều làm sai

Bảo Nam,
Chia sẻ

Tiến sĩ Vương giải thích: "Lò vi sóng nếu dùng đúng cách thì là an toàn, điều quan trọng là rất nhiều người đang sử dụng chưa đúng. Tôi sẽ nói cho chú biết 2 điểm chú có thể đã làm sai".

Người đàn ông 47 tuổi mắc bệnh ung thư dạ dày sau 1 năm dùng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn

Bên trong sảnh của 1 bệnh viện thành phố, ông Trịnh (47 tuổi, Trung Quốc) đang im lặng chờ đợi đến lượt mình vào khám.

Ông Trịnh là một nhân viên kế toán bình thường, có sức khỏe rất tốt, thế nhưng hôm nay ông đến viện kiểm tra vì những cơn đau dạ dày kéo dài. Mọi chuyện bắt đầu từ một năm trước, ông Trịnh vì muốn tiết kiệm thời gian nên có thói quen sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn.

"Bác sĩ, tôi có mắc bệnh gì không?", ông Trịnh hỏi bác sĩ. 

Thăm khám cho ông Trịnh là Tiến sĩ Vương, một bác sĩ chuyên khoa dạ dày tiêu hóa giàu kinh nghiệm. Tiến sĩ nhìn vào ánh mắt lo lắng của ông, từ tốn nói: "Chú Trịnh, theo kết quả cho thấy chú đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Có thể liên quan đến một số thói quen sống của chú, đặc biệt là cách chú sử dụng lò vi sóng hâm nóng thức ăn".

Ông Trịnh ngạc nhiên hỏi: "Lò vi sóng cũng có thể gây ra ung thư sao? Tôi luôn nghĩ rằng nó rất phổ biến và an toàn". 

Tiến sĩ Vương giải thích: "Lò vi sóng nếu dùng đúng cách thì là an toàn, điều quan trọng là rất nhiều người đang sử dụng chưa đúng. Tôi sẽ nói cho chú biết 2 điểm chú có thể đã làm sai".

cach-ham-nong-thuc-an-bang-lo-vi-song-va-lo-nuong-dung-cach-01-1708485897683-17084858979321228276251.jpg

Lò vi sóng nếu dùng đúng cách thì là an toàn, điều quan trọng là rất nhiều người đang sử dụng chưa đúng. Ảnh minh họa

Điểm thứ nhất, Tiến sĩ Vương nói rằng khi hâm nóng thức ăn, chú Trịnh thường xuyên sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm không đảm bảo chất lượng và có thể dùng trong lò vi sóng. Nhiệt độ nóng khiến cho nhựa chảy ra, hòa trộn nhựa vào thức ăn, lâu dài gây nên bệnh ung thư.

Điểm thứ hai, thức ăn hâm nóng thường chứa nhiều dầu mỡ và muối. Tiến sĩ Vương nhấn mạnh, việc tiêu thụ các chất phụ gia hóa học lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Theo Tiến sĩ Vương, khi dùng lò vi sóng muốn an toàn, cần lưu ý 2 việc:

- Sử dụng các món đồ chuyên dụng cho lò vi sóng.

- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, nên ăn nhiều nguyên liệu tươi sống.

Tai-sao-khong-duoc-cho-vat-dung-kim-loai-vao-lo-vi-song.png

Nhiệt độ nóng khiến cho nhựa kém chất lượng chảy ra, hòa trộn nhựa vào thức ăn, lâu dài gây nên bệnh ung thư. Ảnh minh họa

5 việc nên biết để phòng tránh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, làm cho việc chẩn đoán trở nên phức tạp. Do đó, việc chủ động phòng bệnh ung thư dạ dày rất quan trọng.

Dưới đây là những việc bạn nên biết nếu muốn phòng tránh ung thư dạ dày.

1. Ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống như nhai chậm, giảm lượng muối, đường, thức ăn cay và thực phẩm đóng hộp có thể giúp giảm thiểu tổn thương cho dạ dày.

sk221102-anh-1-7783.jpg

Ảnh minh họa

2. Phòng tránh nhiễm HP (Helicobacter pylori)

Đây là một tác nhân gây ra viêm dạ dày và có liên quan đến ung thư dạ dày. Bạn cần tránh ăn thực phẩm chứa vi khuẩn này và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân.

3. Tuân thủ việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bệnh nhân mắc các vấn đề như viêm dạ dày mãn tính hoặc viêm teo dạ dày cần phải tuân thủ việc uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Thực hiện nội soi dạ dày định kỳ

Với công nghệ nội soi dạ dày hiện đại, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn như trước kia. Vì vậy, nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến dạ dày, bạn nên đi bệnh viện để thực hiện nội soi dạ dày định kỳ. Nhằm kịp thời tìm ra những tổn thương tiền ung thư.

5. Giữ tâm trạng ổn định

Tâm trạng xấu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, từ đó gây ra việc tiết quá nhiều axit dạ dày và enzyme pepsin, làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày. Do đó, việc duy trì một tâm trạng vui vẻ, thoải mái là rất quan trọng để bảo vệ dạ dày.

Chia sẻ