Người đàn bà "rỗi hơi' 30 năm mua thóc đãi chim trời
Gần 30 năm qua, giữa một ngã tư Hà Nội ồn ã, một người đàn bà vẫn rải cả cân thóc gạo mỗi ngày để nuôi những chú chim trời mà bà âu yếm như những đứa con nhỏ.
“Nhường cơm sẻ áo” cho chim trời
Phố xá Hà Nội từng nổi tiếng với những hàng cây rợp bóng xanh, với những mùa chim về làm tổ. Ngày nay, hàng cây rợp bóng vẫn còn đó, nhưng hình ảnh những bầy sẻ nâu, chim sáo nháo nhác bay ngang trời, chuyền mình qua những tán cây gần như không còn thấy. Có thể với nhiều người, việc Hà Nội sẽ ra sao khi không còn bóng chim chẳng có gì đáng bận lòng, nhưng giữa Thủ đô, vẫn còn một người sẵn sàng nhịn ăn nhịn tiêu để nuôi nấng bầy chim trời.
Giữa nhộn nhịp phố xá, hiếm còn thấy những bóng chim trời.
Sống dựa vào quán nước vỉa hè ở ngã tư Tô Hiến Thành – Bà Triệu từ năm 1987, bà Nguyễn Thị Tim chia sẻ, bất kể trời mưa hay nắng, lễ Tết hay ngày thường, bà vẫn cặm cụi bán hàng. Bởi mưu sinh cũng phải, mà cũng bởi một lý do khác, bà không nỡ bỏ đói đàn chim trời mà bà âu yếm gọi “đàn chim tôi nuôi”.
Bà Tim - người chăm sóc cho đàn chim ở một góc phố Thủ đô.
Trong không gian ồn ã của phố phường, lẫn giữa tiếng còi, tiếng máy xe và dòng người hối hả là tiếng líu ríu của bầy se sẻ. Có điều rất lạ, xung quanh hàng nước của bà cụ Tim có đến 4 – 5 cây cổ thụ, nhưng lũ chim chỉ tụ tập ở cây xà cừ và cây phượng ở góc đường, hết chuyền cành, líu ríu gọi nhau lại đập cánh chấp chới, chân như bíu vào thân cây xù xì dễ đến trăm năm tuổi. Một chốc, nhìn thấy dáng bà Tim chậm rãi ra rắc thóc, rải gạo, chúng hơi sà xuống, lượn quanh một vòng như “thám thính”, chưa vội sà xuống ăn mồi. Hơi cau mày, bà cụ lẩm bẩm: “Cái thằng kia (anh chàng xe ôm mới đang ngồi ở góc vỉa hè - PV) ngồi đấy suốt từ sáng không đi, lạ hơi nên chúng nó sợ”, giọng điệu ra chiều sốt ruột lắm.
Sợ người lạ, phải mất một lúc "định thần", lũ sẻ nâu mới dám sà xuống ăn thóc gạo.
Nghe bà Tim nói chuyện về đàn chim, cứ ngỡ bà đang kể về lũ con, lũ cháu nhỏ trong nhà. Bà kể, quán nước nhỏ nơi ngã tư Tô Hiến Thành – Bà Triệu này là chốn mưu sinh của bà, chị gái và hai cô con gái của bà. Bốn người phụ nữ cứ thay ca nhau, 24/24 bám lấy vỉa hè mà sinh sống. Cũng chính vì thế mà lũ chim cũng quen hơi, quen tiếng cả bốn người quen, quen cả những bác xe ôm “kỳ cựu” ở góc ngã tư. “Mùa đông này bọn chúng tụ tập ở đây đông hơn, dễ đến cả nghìn con ấy, nhưng những lúc quán vắng khách chúng mới dám xuống nhiều. Bọn này dạn người, nhưng cũng tinh lắm, có hơi người lạ chúng không ào xuống một lúc đâu” – vừa rắc thóc, bà vừa kể.
Đều đặn ngày 4 - 5 bận, bà Tim lại rải thóc gạo cho lũ chim trời ăn. Nuôi chúng gần 30 năm nay, bà như đã thuộc lòng cả nết ăn của chúng. “Thức ăn của chim là thóc mẩy và gạo nếp tấm, thi thoảng có cơm nguội, bánh mì hay hạt kê, nhưng bọn này ăn tinh lắm, thức ăn khô và mới thì chúng còn ăn, chứ mấy thứ kia thì chúng gẩy gót lắm, có hôm còn không động mỏ. Bọn nó cũng như mình thôi, ai mời tử tế mình mới ăn chứ. Bọn này ăn thóc khéo lắm, lấy nỏ tách trấu ra đàng hoàng chứ không phải nuốt hết cả trấu đâu”.
Mỗi tháng, đàn chim trời "ngốn" hết gần 60 kg thức ăn
Những chú chim bé nhỏ là niềm vui tuổi già của bà Tim.
"Ở chỗ khác thì tôi canh không xuể, chứ riêng trong khu này, không ai dám động đến bọn chim sẻ".
Việc làm "rỗi hơi" của bà đẹp như một nốt trầm giữa bản hòa ca phố xá.
Phố xá Hà Nội từng nổi tiếng với những hàng cây rợp bóng xanh, với những mùa chim về làm tổ. Ngày nay, hàng cây rợp bóng vẫn còn đó, nhưng hình ảnh những bầy sẻ nâu, chim sáo nháo nhác bay ngang trời, chuyền mình qua những tán cây gần như không còn thấy. Có thể với nhiều người, việc Hà Nội sẽ ra sao khi không còn bóng chim chẳng có gì đáng bận lòng, nhưng giữa Thủ đô, vẫn còn một người sẵn sàng nhịn ăn nhịn tiêu để nuôi nấng bầy chim trời.
Giữa nhộn nhịp phố xá, hiếm còn thấy những bóng chim trời.
Bà Tim - người chăm sóc cho đàn chim ở một góc phố Thủ đô.
Trong không gian ồn ã của phố phường, lẫn giữa tiếng còi, tiếng máy xe và dòng người hối hả là tiếng líu ríu của bầy se sẻ. Có điều rất lạ, xung quanh hàng nước của bà cụ Tim có đến 4 – 5 cây cổ thụ, nhưng lũ chim chỉ tụ tập ở cây xà cừ và cây phượng ở góc đường, hết chuyền cành, líu ríu gọi nhau lại đập cánh chấp chới, chân như bíu vào thân cây xù xì dễ đến trăm năm tuổi. Một chốc, nhìn thấy dáng bà Tim chậm rãi ra rắc thóc, rải gạo, chúng hơi sà xuống, lượn quanh một vòng như “thám thính”, chưa vội sà xuống ăn mồi. Hơi cau mày, bà cụ lẩm bẩm: “Cái thằng kia (anh chàng xe ôm mới đang ngồi ở góc vỉa hè - PV) ngồi đấy suốt từ sáng không đi, lạ hơi nên chúng nó sợ”, giọng điệu ra chiều sốt ruột lắm.
Sợ người lạ, phải mất một lúc "định thần", lũ sẻ nâu mới dám sà xuống ăn thóc gạo.
Nghe bà Tim nói chuyện về đàn chim, cứ ngỡ bà đang kể về lũ con, lũ cháu nhỏ trong nhà. Bà kể, quán nước nhỏ nơi ngã tư Tô Hiến Thành – Bà Triệu này là chốn mưu sinh của bà, chị gái và hai cô con gái của bà. Bốn người phụ nữ cứ thay ca nhau, 24/24 bám lấy vỉa hè mà sinh sống. Cũng chính vì thế mà lũ chim cũng quen hơi, quen tiếng cả bốn người quen, quen cả những bác xe ôm “kỳ cựu” ở góc ngã tư. “Mùa đông này bọn chúng tụ tập ở đây đông hơn, dễ đến cả nghìn con ấy, nhưng những lúc quán vắng khách chúng mới dám xuống nhiều. Bọn này dạn người, nhưng cũng tinh lắm, có hơi người lạ chúng không ào xuống một lúc đâu” – vừa rắc thóc, bà vừa kể.
Bà thuộc nết ăn của lũ chim như thuộc góc phố có hàng nước của mình.
Đều đặn ngày 4 - 5 bận, bà Tim lại rải thóc gạo cho lũ chim trời ăn. Nuôi chúng gần 30 năm nay, bà như đã thuộc lòng cả nết ăn của chúng. “Thức ăn của chim là thóc mẩy và gạo nếp tấm, thi thoảng có cơm nguội, bánh mì hay hạt kê, nhưng bọn này ăn tinh lắm, thức ăn khô và mới thì chúng còn ăn, chứ mấy thứ kia thì chúng gẩy gót lắm, có hôm còn không động mỏ. Bọn nó cũng như mình thôi, ai mời tử tế mình mới ăn chứ. Bọn này ăn thóc khéo lắm, lấy nỏ tách trấu ra đàng hoàng chứ không phải nuốt hết cả trấu đâu”.
Mỗi tháng, đàn chim trời "ngốn" hết gần 60 kg thức ăn
Mỗi ngày bà Tim vung hết gần 2 kg thóc và gạo nếp ra cái góc vỉa hè nhỏ xinh nơi quán hàng của mình. “Giá
thóc 11.000 đồng, gạo nếp tấm thì 12.000 đồng, nhưng đấy là giá ở chợ
Mơ nhé, mà tôi mua của người quen đấy, chứ ở tăng Bạt Hổ cũng có khu bán
thức ăn cho chim, nhưng giá đắt hơn nhiều. Chịu khó đi bộ một tí, cũng
như tập thể dục ấy” – bà Tim tâm sự. Tính ra, mỗi tháng bầy chim nhỏ
bé ngốn của bà hết hơn 600.000 đồng tiền thóc gạo. Hỏi thu nhập từ hàng
nước có khá không mà bà vung “ác” thế, sao không kệ bọn chim tự đi kiếm
ăn, bà cười xòa: “Ơ cô này hỏi lạ nhỉ. Mình nuôi thì mình phải chịu
chứ! Chả lẽ để chúng nó đói à? Mà đợi đấy chúng nó chịu đói, chúng nó
lại chả kêu ầm ĩ lên, lượn vòng quanh trước mặt đòi ăn chứ đùa!”
Ngót 30 năm lấy việc nuôi chim trời làm vui
Người đàn bà đã ngoài thất thập ấy chẳng nhớ mình đã bắt đầu công việc “rỗi hơi” kia được bao nhiêu ngày tháng, chỉ áng chừng, khi bà bắt đầu dựng quán nước được ít lâu cũng là lúc bà bầu bạn với lũ chim trời. Có lần, bà đang dọn hàng thì bọn sẻ nâu trên những tán cây xà cừ cổ thụ gần đó, chẳng biết đói quá hay hoảng hốt cái gì mà kêu réo inh ỏi. Bà đem cơm gạo ra rắc thử dưới gốc cây, chúng sà xuống ăn ngay. Ngày hôm sau, rồi hôm sau nữa, chúng lại kéo nhau xuống xin ăn, thế là chúng trở thành đàn chim “của” bà. Bà chia sẻ, lý do để gần 30 năm nay vẫn duy trì công việc ấy rất đỗi giản dị: để cho vui.
Bà kể, bà và hai cô con gái sống ở một buồng khoảng 20 m2, trên tầng 2 của một gian nhà nhỏ trên phố Bùi Thị Xuân. Quê gốc của bà ở Bắc Ninh, nhưng gọi là có quê thôi, chứ bà cũng chẳng rõ quê mình ở huyện nào, vì từ thời ông cụ thân sinh ra bà, gia đình bà đã ở Hà Nội rồi. Bà chọn cho mình “nghề” bán nước từ thời trung niên, và giờ hai cô con gái đã ngấp nghé 40 mà vẫn chưa chồng của bà cũng nối nghiệp mẹ, bám lấy vỉa hè để mưu sinh. Chẳng thấy bà nhắc gì đến chồng mình.
Có lẽ, những ẩn khuất trong cuộc sống và nơi ngã tư đường phố có quán nước tạm bợ là một phần cơ duyên để tạo nên sự gắn kết đặc biệt và kỳ lạ của bà Tim với bầy chim trời. Bà chăm sóc chúng, cho chúng cái ăn, “mua” thêm việc cho mình bận rộn, còn chúng tặng bà niềm vui sơ giản của tuổi già, tặng những tiếng ríu ran chào đón, những cái đập cánh hân hoan mỗi lần bà cho chúng ăn.
Ngót 30 năm lấy việc nuôi chim trời làm vui
Người đàn bà đã ngoài thất thập ấy chẳng nhớ mình đã bắt đầu công việc “rỗi hơi” kia được bao nhiêu ngày tháng, chỉ áng chừng, khi bà bắt đầu dựng quán nước được ít lâu cũng là lúc bà bầu bạn với lũ chim trời. Có lần, bà đang dọn hàng thì bọn sẻ nâu trên những tán cây xà cừ cổ thụ gần đó, chẳng biết đói quá hay hoảng hốt cái gì mà kêu réo inh ỏi. Bà đem cơm gạo ra rắc thử dưới gốc cây, chúng sà xuống ăn ngay. Ngày hôm sau, rồi hôm sau nữa, chúng lại kéo nhau xuống xin ăn, thế là chúng trở thành đàn chim “của” bà. Bà chia sẻ, lý do để gần 30 năm nay vẫn duy trì công việc ấy rất đỗi giản dị: để cho vui.
Bà kể, bà và hai cô con gái sống ở một buồng khoảng 20 m2, trên tầng 2 của một gian nhà nhỏ trên phố Bùi Thị Xuân. Quê gốc của bà ở Bắc Ninh, nhưng gọi là có quê thôi, chứ bà cũng chẳng rõ quê mình ở huyện nào, vì từ thời ông cụ thân sinh ra bà, gia đình bà đã ở Hà Nội rồi. Bà chọn cho mình “nghề” bán nước từ thời trung niên, và giờ hai cô con gái đã ngấp nghé 40 mà vẫn chưa chồng của bà cũng nối nghiệp mẹ, bám lấy vỉa hè để mưu sinh. Chẳng thấy bà nhắc gì đến chồng mình.
Có lẽ, những ẩn khuất trong cuộc sống và nơi ngã tư đường phố có quán nước tạm bợ là một phần cơ duyên để tạo nên sự gắn kết đặc biệt và kỳ lạ của bà Tim với bầy chim trời. Bà chăm sóc chúng, cho chúng cái ăn, “mua” thêm việc cho mình bận rộn, còn chúng tặng bà niềm vui sơ giản của tuổi già, tặng những tiếng ríu ran chào đón, những cái đập cánh hân hoan mỗi lần bà cho chúng ăn.
Những chú chim bé nhỏ là niềm vui tuổi già của bà Tim.
Yêu thương, chăm sóc lũ chim trời như con, bà Tim đâm ra “dị ứng” với những người bắt chim, giết chim. Bà bảo: “con
chim sẻ bé tí, có được bao nhiêu thịt mà hội thanh niên cứ bắt về ăn
nhỉ, rồi các quán nhậu nữa chứ, nghĩ ra bao nhiêu là món ăn làm từ chim
trời. Hôm trước tôi đi tập thể dục ở công viên, thấy bọn thanh niên còn
quét keo dính chuột lên cái sào tre, rắc thóc lên trên để dụ lũ chim mới
sợ cơ. Con nào khôn thì không sao, có mấy con chắc đói quá nên sà xuống
ăn, bị dính bẫy, thương lắm! Tôi xua tay đuổi cho bọn nó bay hết đi,
thế là bị mấy cậu kia lườm”.
"Ở chỗ khác thì tôi canh không xuể, chứ riêng trong khu này, không ai dám động đến bọn chim sẻ".
Những chuyện như thế, với bà chẳng còn lạ nữa. Thế nên, trong khi nhiều
người bỏ công đi săn lùng, làm thịt những chú chim trời, bà cụ Tim lại
tiếc nuối cái thời chim bay từng đàn ngang phố, ngửa mặt nhìn cây là
thấy tổ chim, thấy những chú chim non há mỏ chờ mớm mồi, để rồi ngót ba
thập kỷ, cần mẫn rải thóc gạo nuôi hàng nghìn chú chim, nuôi một niềm
vui giản dị trong đời.
Việc làm "rỗi hơi" của bà đẹp như một nốt trầm giữa bản hòa ca phố xá.