Người có khả năng vươn lên làm giàu từ số 0 đều sở hữu 2 đặc điểm
Chỗ dựa: Không. Tiền bạc: Không. Học vấn: Cũng không nốt! Những người như vậy, một khi muốn đổi đời, sẽ phải ăn trăm cay ngàn đắng để đạt được đích đến cuối cùng. Nhưng nếu họ có 2 điều này, vậy tương lai nhất định sẽ trở thành những ánh sao rực rỡ nhất trên bầu trời.
Có nhiều người nói rằng, những người có xuất phát điểm thấp thật đáng thương, vì họ phải cố gắng rất nhiều so với người bình thường. Riêng tôi lại thấy ngưỡng mộ và kính nể họ.
Bối cảnh: Không. Tiền bạc: Không. Học vấn: Cũng không nốt!
Những người như vậy, một khi muốn đổi đời, sẽ phải ăn trăm cay ngàn đắng để đạt được đích đến cuối cùng.
Nhưng nếu họ có thể kiên trì, vậy tương lai nhất định sẽ trở thành những ánh sao rực rỡ nhất trên bầu trời.
Tuy nhiên sẽ thật khó khi bạn chỉ biết dành thời gian chăm chỉ mù quáng, để rồi ngày càng mờ mịt về định hướng tương lai.
Lúc này, việc đầu tiên cần làm là hãy giữ cho mình một cái đầu "lạnh" để không bị hoang mang dẫn dắt. Người trưởng thành đều là như vậy.
Mặc dù mỗi người có những suy nghĩ khác nhau, nhưng thời gian của mỗi người là như nhau.
Thành công không phải tự nhiên mà có, chúng ta cần phải thông qua thói quen, tư duy đúng đắn để có được nó.
Một nhà triết học Hy Lạp cổ đại từng nói rằng: "Mỗi chúng ta đều được tạo thành do chính những hành vi lặp đi lặp lại hằng ngày." Nghĩa là bạn có ưu tú hay không, điều đó cũng phụ thuộc rất nhiều vào hành vi và thói quen.
Người có thói quen suy nghĩ tốt, tích cực, nhận thức của anh ta sẽ luôn khai sáng và rộng mở!
(01)
Nhiều người trong vô thức đã hiểu lầm rất nhiều về cụm từ "con đường trưởng thành."
Họ cho rằng bản thân phải học nhiều kỹ năng khác nhau, thi nhiều chứng chỉ, để có được nhiều sự lựa chọn hơn ở nơi làm việc.
Chính vì vậy, họ tự lên rất nhiều bản kế hoạch cải thiện bản thân. Sau đó ngày ngày bị bó buộc trong hàng tá công việc, để thể chất và tinh thần đều kiệt quệ theo, dần dần cuộc sống cũng mất đi sự tươi sáng vốn có của nó.
Mấy năm trôi qua, dù trong tay đang sở hữu rất nhiều chứng chỉ. Nhưng đối với tôi, khi bạn có nhiều, chưa chắc bạn đã dùng hết.
Có người không biết cách áp dụng, nên cuộc sống vẫn dậm chân tại chỗ.
Tôi không nói rằng tự hoàn thiện bản thân là sai, nhưng điều đó không thể làm một cách mù quáng mà cần phải có kế hoạch rõ ràng.
Chẳng hạn như bạn phải suy nghĩ xem việc nghiên cứu, đăng ký khóa học và một số kế hoạch học tập có phù hợp với bản thân hay không.
Tất cả chúng ta đều là những người bình thường, sau khi bước vào xã hội, lại càng ngày càng ít thời gian dành riêng cho bản thân. Vì thế càng muốn phát triển toàn diện tâm thức, chúng ta lại càng thất bại.
Trong chương trình "Đối mặt", một khách mời đã trả lời phỏng vấn thế này:
"Những phần nhỏ không may trong cuộc đời, tôi thường không muốn truy tìm. Tôi chỉ muốn sống tốt quãng đời dài còn lại của mình. Thay vì tìm lỗi nhỏ ở người, tôi sẽ dành thời gian để tìm ưu điểm của mình rồi phát huy, tìm ưu điểm của người khác để học hỏi."
Bạn thấy đấy, những người thực sự lợi hại, sẽ có cách sống rất cởi mở.
Tập trung vào những gì bạn giỏi nhất, đây mới là lựa chọn đúng đắn và tiết kiệm thời gian.
Hãy tự tin rằng mình có thể làm được, và đừng dễ dàng từ bỏ bất cứ điều gì.
(02)
Trong quyển sách "Outliers" của tác giả Gladwell có nhắc đến một quy tắc, gọi là "Quy tắc 10 000 giờ."
Điều này có nghĩa là gì?
Thiên tài trong mắt mọi người, thực ra không phải vì họ có tài năng vượt trội, đơn giản vì họ nỗ lực hơn người mà thôi.
Bạn cứ thử đi, dùng 10 000 giờ tôi luyện chính mình. Tôi tin rằng bạn nhất định cũng sẽ có được những thành công đáng kể!
Nghe có vẻ khá logic đúng không nào. Khi một sự việc được lặp đi lặp lại nhiều lần, chúng ta đừng nên vội để nó thành thói quen, mà hãy tập trung xem xét kỹ:
"Có sai sót gì trong quá trình này hay không?"
"Chúng ta cần điều chỉnh điều gì?"
"Nếu không có, vậy tại sao bạn cứ lặp lại nó?"
Làm thế nào mà sự lặp lại đơn điệu này lại có thể biến những người bình thường thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó?
Chúng ta hãy cùng tưởng tượng ra hình ảnh một nam sinh đang chăm chỉ tập luyện piano mỗi ngày, nhưng lần nào cũng thi trượt.
Giáo viên thanh nhạc đã hỏi cậu ta: "Tại sao em bảo em luyện đàn rất chăm chỉ, nhưng kết quả lại không hề khả quan?"
Cậu nam sinh đã đau khổ đáp: "Em không biết, mỗi ngày đều luyện mười hai lần, có khi nhiều hơn."
Giáo viên ngẫm một hồi, lại hỏi: "Em thấy quá trình luyện đàn đó có chỗ nào vất vả?"
Cậu nam sinh lại lắc đầu. Hóa ra, cậu nam sinh chỉ "luyện", nhưng không hề hiểu. Chính vì vậy, đã tự lãng phí thời gian của mình.
Tôi tin rằng chính bản thân chúng ta và nhiều người, có thể cũng đang gặp trường hợp tương tự.
Khi làm việc, hãy biết cách tối ưu hóa công việc nhàm chán, và rèn luyện tư duy một cách có chủ đích.
(03)
Cuộc sống như một cuộc thi dạy đường dài, ai đủ sức, đủ kiên trì mới là người chiến thắng. Mà cuộc đời cũng như vậy, thế nên đừng lơ là sức khỏe ngay từ khi còn trẻ.
Chúng ta luôn nghĩ rằng bệnh tật không thể nào đến với mình, cho đến khi xảy ra vấn đề mới vội hối hận.
Nhưng bạn nên biết rằng: "Thế giới của người lớn rất thực tế, mất sức khỏe là mất tất cả."
Một nữ nhà văn người Anh, bà Doris Lessing từng nói rằng: "Chúng ta đã lãng phí sức khỏe để có được của cải, nhưng thực đáng buồn khi sau đó lại phải lãng phí của cải để đổi lấy sức khỏe."
Có nhiều đạo lý, ai cũng hiểu được, nhưng không phải ai cũng làm được.
Thế nên mong rằng mỗi chúng ta đều có thể nhìn nhận sáng suốt vấn đề, mạnh mẽ về cả tinh thần lẫn thể chất, dùng trí tuệ đúng thời điểm, và không bao giờ dễ dàng từ bỏ sự cố gắng!