Ngôi trường 22.000m2 ở Hà Nội: Nơi cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà

ĐX,
Chia sẻ

Ở phía Tây Hồ Tây Hà Nội có một ngôi trường khiến ai cũng trầm trồ vì sự rộng rãi và vẻ hiện đại của nó. Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn nói lại là phương pháp giáo dục tiên tiến.

The Dewey Schools nằm ở phía Tây Hồ Tây (Hà Nội), là hệ thống trường học liên cấp song ngữ. Trường mang kiến trúc độc đáo, các trang thiết bị giảng dạy hiện đại và chương trình học đầu tư có sự khác biệt. Trường mong muốn và tập trung vào việc giúp học sinh phát huy tối đa khả năng học hỏi, sáng tạo và tự tin khẳng định bản thân mình.

Trường phổ thông Dewey đặt mục tiêu là giáo dục giúp các em học sinh có thái độ tích cực đối với việc học tập và tình bạn. Cô Lô Thúy Hương, Giám đốc chương trình Tiếng Việt cấp tiểu học The Dewey Schools cho biết: “Chúng tôi coi nội dung tri thức là sản phẩm mỗi học sinh phải tự làm ra cho chính mình bằng một hệ thống VIỆC LÀM, mỗi việc làm được thiết kế thành một chuỗi thao tác theo trật tự chặt chẽ, ai làm cũng được, làm đâu chắc đấy, làm ra sản phẩm tất yếu và tốn ít thời gian nhất. 

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 2.

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 2.

Nguyên tắc vàng của nghiệp vụ sư phạm trong nhà trường là “không đem đến cho học sinh sản phẩm làm sẵn, muốn có gì học sinh phải tự làm lấy cho chính mình”. Giáo dục trong trường không so sánh học sinh này với học sinh khác, coi mỗi học sinh là một cá thể độc lập, được tôn trọng và phát triển an toàn”. 

Cô Lô Thúy Hương đã chia sẻ một số khác biệt trong quan điểm giáo dục ở Dewey như sau:

Môn học giúp trẻ phát triển tư duy thiết kế

Môn học MDE (Maker, Design and Engineering) dạy trẻ về tư duy thiết kế và Dewey là một trong những ngôi trường tiên phong trong việc đưa phương pháp design thinking (tư duy thiết kế) vào giảng dạy. Với việc thực hiện những dự án có tính thực tế cao giúp trẻ học được ngay từ thất bại. Như cách làm cho chiếc xe làm từ nguyên liệu tái chế có thể chạy được khiến trẻ phải mày mò, tìm cách, làm sai và sửa chữa những sai lầm. 

Một học sinh trong xưởng sáng chế đã phát biểu về môn học và không gian Makerspace của trường mình như thế này: “Xưởng sáng chế Makerspace của trường trông rất “ngầu”, rất rộng với nhiều thiết bị và công nghệ mới như máy in 3D. Chúng em được sáng tạo, được phối hợp cùng các bạn khác, được nghiên cứu trong một không gian rộng mở. Điều này khiến chúng em thích thú hơn việc được ngồi trong lớp với tầm nhìn hạn chế và đặt một vấn đề nào đó giải quyết ở trên giấy”.

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 4.

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 5.

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 4.

Học tập qua dự án, học thông qua trải nghiệm là phương pháp giải quyết các vấn đề mở nhà trường hướng tới. Giáo viên hướng dẫn và khuyến khích học sinh tìm tòi, nghiên cứu vấn đề và vận dụng kiến thức đã học trong quá trình thực hiện dự án, tạo ra sản phẩm hoặc các bài thuyết trình vào cuối kỳ hoặc cuối năm học. Nhờ vậy, thông qua môn học này học sinh được học nội dung kiến thức lẫn phương pháp tư duy, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, thống nhất ý tưởng và trình bày quan điểm của bản thân một cách hiệu quả.

Tự do trong kỷ luật tích cực

Tự do và kỷ luật khiến nhiều người nghĩ tới 2 chiều đối nghịch, khó dung hòa. Tại Dewey mặc dù cho trẻ được là chính mình, nhưng vẫn áp dụng kỷ luật, nhưng là… kỷ luật tích cực. Các thầy cô sẽ phải tuân thủ nguyên tắc không nói to, không mắng mỏ, không ép buộc mà lắng nghe, phân tích lý giải để học sinh tin và thay đổi hành động. Điều này khiến học sinh thay đổi từ suy nghĩ bên trong chứ không phải là sự “tuân lệnh” gò ép. Nó không có gì mâu thuẫn với việc học sinh được là chính mình như tư tưởng Dewey mong muốn. 

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 5.

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 6.

Phương pháp học sinh tự học, học tập truy vấn

Với phương pháp học tập qua việc làm như cô Lô Hương đã nói ở trên thì giáo viên tổ chức việc làm cụ thể và hoạt động học tập bằng trải nghiệm thực tế, dụng cụ trực quan để học sinh hiểu ý nghĩa thực tiễn của nội dung kiến thức. Học sinh trải qua quá trình khám phá, trực tiếp thao tác và thực hành để trả lời một câu hỏi, một vấn đề hay một thử thách đòi hỏi tư duy sâu do giáo viên đưa ra và tự mình chiếm lĩnh tri thức. Học sinh tự làm chủ con đường học tập của mình thông qua đặt câu hỏi, khám phá vấn đề, tình huống và chia sẻ các ý tưởng. Phương pháp này thúc đẩy học sinh tích cực tương tác, thực hành các kỹ năng tư duy bậc cao như phân tích, đánh giá, sáng tạo và từ đó hình thành thế giới quan đa chiều.

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 7.

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 8.

Giám đốc chương trình Tiếng Việt cấp tiểu học Dewey cho biết: “Tại ngôi trường này nhà trường nói với trẻ rằng con người được sinh ra từ lao động, trẻ em để được là chính mình phải bắt đầu từ việc học, vì vậy chương trình phải được tổ chức theo đúng bản chất lấy học sinh làm trung tâm. Không phải cách thầy giảng giải, trò ghi nhớ mà phương pháp học sinh tự học được đề cao. Những khái niệm là do học trò tự nhận định và rút ra chứ thầy cô không đưa khái niệm và bắt học trò học thuộc lòng. Nhà trường cũng tổ chức rất nhiều câu lạc bộ để trẻ được phát triển tư duy, năng khiếu nghệ thuật. Mọi sự lựa chọn là do học trò quyết định”.

“Khuyến cáo” cha mẹ không nên kèm con học

Trường thường nói với phụ huynh về quan điểm không nên kèm con học khi ở nhà. Điều này tương đồng với phương pháp học sinh tự học ở trên. Dewey cũng không nặng nề bài về nhà, một tuần có không quá 2 lần có bài tập ôn luyện, nhưng thầy cô sẽ quán triệt với học trò cần tự làm không được nhờ ai hỗ trợ. Phụ huynh không dạy con, không thuê gia sư mà để con tự làm bài tập là điều phía nhà trường nhắn nhủ với cha mẹ học sinh. 

Cô Lô Hương nói thêm về “khuyến cáo” lạ này khi nhiều trường học luôn cho rằng cha mẹ cần đồng hành với con cái cả trong việc học tập: “Học sinh được học cách chịu trách nhiệm với chính mình. Cha mẹ có thể hỏi han và nhắc nhở con làm bài đủ chưa, ngoài ra cha mẹ không cần phải làm gì thêm. Phụ huynh ngày nay có nhiệm vụ làm công việc của mình,  đưa con đi học chuyên cần, nhắc nhở con nhưng việc dạy học là của nhà trường. Cha mẹ 4.0 đã quá vất vả rồi và nhà trường muốn “giải tỏa” áp lực ấy cho cha mẹ và thực ra điều này là tốt hơn cho con mình”.

Môn Văn được dạy ngay từ tiểu học

Như thông thường các trường tiểu học chỉ có môn Tiếng Việt, nhưng tại Dewey có môn Văn học ngay từ tiểu học. Cách dạy Văn tại đây cũng khá thú vị khi lớp học bắt đầu bằng việc đóng kịch, trẻ vào vài người đánh giày, người quét rác, con gà… và phải vận dụng suy nghĩ, trí tưởng tượng, sự đồng cảm trên những gì mình biết để nhập vai. Cuối cùng học trò sẽ viết lại cảm nhận khi mình hóa thân thành ai đó. Chính vì vậy, việc viết văn không làm khó trẻ nhỏ, cũng không hề khuôn sáo theo kiểu văn mẫu. 

Trường học 22.000m2 ở khu vực Tây Hồ Tây Hà Nội: Cha mẹ được “khuyến cáo” không kèm con làm bài tập về nhà - Ảnh 12.

Văn hóa học đường HÀO PHÓNG

Điều ngạc nhiên là Dewey nói về văn hóa học đường với 2 chữ HÀO PHÓNG, nó khá khác biệt so với nhiều môi trường giáo dục khác. Theo cô Lô Hương cho biết thì hào phóng ở đây có nghĩa là học sinh Dewey sống với lòng nhân hậu và thấu cảm, tôn trọng sự đa dạng và đóng góp tích cực cho gia đình và xã hội. Cụ thể là học sinh hào phóng giúp đỡ bạn bè, hào phóng ghi nhận người khác, hào phóng trong việc nhận lỗi. Ngay cả sự ghi nhận cũng thể hiện sự hào phóng.

Chia sẻ