Buổi học khởi nghiệp tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội: Khi học sinh được lên ý tưởng kinh doanh

Thanh Hương,
Chia sẻ

Không phải những tiết học kinh doanh chứa khối lượng kiến thức khổng lồ cùng số liệu khô khan, giáo viên tại trường Phổ thông liên cấp True North đã khéo léo 'mềm hóa' giúp học sinh vừa học vừa chơi, khắc sâu tri thức.

Chẳng cần đợi lên Đại học mới được cung cấp kiến thức về Kinh doanh, Kinh tế. Ngay từ cấp phổ thông, học sinh trường True North đã có cơ hội trở thành những "doanh nhân nhí", thông qua một buổi học cực ý nghĩa có tên gọi Entrepreneurship (Khởi sự doanh nghiệp).

Đây là một hoạt động nằm trong khóa học kéo dài 2 tuần mang tên TRAILBLAZERS (Người mở đường) của trường True North. Nói thêm một chút thì TRAILBLAZERS là sự kiện đặc biệt bao gồm nhiều hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh các khối lớp 1 - 9. Tại đây, các em được rèn luyện nhân cách, bản lĩnh học thuật, tư duy và Kỹ năng Công dân toàn cầu, cũng như thể chất.

Quay trở lại với buổi học Entrepreneurship, dù thời lượng chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ nhưng trong quãng thời gian đó, các em học sinh đã gặt hái được những kiến thức kinh doanh toàn diện: Từ cách xây dựng kế hoạch cơ bản, đi từ nghiên cứu thị trường, đối thủ, khách hàng mục tiêu đến xây dựng sản phẩm ấn tượng để giải quyết "nỗi đau" của khách hàng.

Bản lĩnh - Bài học đầu tiên của người làm kinh doanh

Muốn thành công, cần có bản lĩnh! Nếu không có bản lĩnh vượt qua sóng gió thì người làm kinh doanh khó gây nên sự nghiệp. Không chỉ trong kinh doanh mà cuộc sống đời thường cũng vậy.

Tinh thần này đã được thầy Danny Hwang - CEO Tập đoàn True North truyền đạt đến học sinh ngay đầu buổi học. Không cần nói gì đó quá cao sang, lý thuyết, thầy Danny quyết định chia sẻ với học sinh chính câu chuyện thật của mình. Đó là hành trình thầy giáo này chinh phục đỉnh núi cao nhất tại châu Phi với độ cao lên đến 6000m. Cuộc hành trình gặp nhiều khó khăn nhưng đoàn của thầy đã không bỏ cuộc, quyết tâm đạt mục tiêu đã đề ra.

Buổi học khởi nghiệp tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội: Khi học sinh được lên ý tưởng kinh doanh - Ảnh 1.

Thầy Danny Hwang truyền cảm hứng cho học sinh.

"Thầy muốn các em không nản chí trước thách thức, luôn đưa ra phương hướng giải quyết trong mọi tình huống khó khăn", thầy Danny nhấn mạnh. Bên dưới lớp, các em học sinh say sưa lắng nghe. Nhiều em ban đầu còn e dè, nhưng sau đó thoải mái chia sẻ với thầy, với bạn bè về những băn khoăn, trăn trở của mình.

Sau khi đã có khoảng thời gian "tâm tình", thầy Danny đi vào nhiệm vụ chính của buổi học, đó là giới thiệu 4 sản phẩm với học trò, bao gồm: Bộ đàm, chiếc rương, gậy leo núi và quả bóng tennis.

Buổi học kinh doanh đầy cảm xúc, được hóa thân thành những "start-up" xịn sò

Học sinh sẽ được chia làm 4 nhóm, phụ trách sản phẩm tương ứng được giao. Nhiệm vụ của các em là phải lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết cho từng sản phẩm, sau đó thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn cho doanh nghiệp của mình.

Đảm nhận cương vị "cá mập" ngoài thầy Danny Hwang còn có 3 thầy cô khác. Đó là cô Phan Mỹ Linh - Hiệu trưởng khối cấp 3 True North, cô Cao Hồng Liên - Hiệu trưởng khối cấp 2 và thầy Lê Gia Phú - Chuyên viên phân tích Tài chính Tập đoàn NPX Point Avenue.

Ngay khi nghe nhiệm vụ, một cậu học trò đã toát mồ hôi đánh giá: "Để được các shark "rót" vốn đầu tư là điều không hề đơn giản".

Các nhóm thảo luận về kế hoạch kinh doanh trước khi thuyết trình.

Bốn nhóm "doanh nhân nhí" có 2 tiếng chuẩn bị trước khi ra mắt các "cá mập". Trong khoảng thời gian tranh luận, các học sinh True North như thực sự tham gia thương trường. Các em hào hứng bàn luận, tranh cãi để tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp của mình. Phải làm sao để kinh doanh hiệu quả, bán như nào, đánh vào điểm mạnh gì để kinh doanh có lãi?, Tạo điểm khác biệt so với đối thủ ra sao?,... - loạt câu hỏi khiến các "doanh nhân nhí" phải trăn trở, suy tư.

Trong khoảng thời gian này, các em cũng học được cách phân chia công việc cho nhau. Có em đảm nhận làm slide, có em đảm nhận vai trò nghiên cứu chính. Hay em nào hoạt ngôn thì phụ trách thuyết trình. Khắp lớp học tràn đầy không khí hào hứng, rộn ràng. Chốc chốc, thầy Danny Hwang lại tiến tới quan sát các cô cậu học trò.

Hết thời gian chuẩn bị, 4 nhóm vào vị trí để chuẩn bị cho "cuộc chiến thương trường" đầy cam go.

Nhóm nào sẽ gọi vốn thành công? Nhóm nào sẽ thu hút sự chú ý của các "cá mập"?

Nhóm đầu tiên bước lên bục phụ trách sản phẩm bộ đàm. Các thành viên nhóm có cách vào đề khá thú vị khi dựng lên một tình huống ngoài đời thực: Tại bệnh viện, bệnh nhân nọ ngất xỉu và cần sự trợ giúp của y bác sĩ ngay lập tức.

Buổi học khởi nghiệp tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội: Khi học sinh được lên ý tưởng kinh doanh - Ảnh 2.

Từ đó, các "doanh nhân nhí" đặt vấn đề: Mọi thứ sẽ đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều nếu có bộ đàm. Đặc biệt, bộ đàm sử dụng nguồn pin năng lượng mặt trời chính là một điểm khác biệt. Nhóm 1 tin rằng, sản phẩm khi bán trên thị trường sẽ gây ấn tượng đối với thế hệ khách hàng trẻ tuổi đang theo đuổi xu hướng "xanh" và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, một sơ suất tai hại của nhóm đã bị shark Phú phát hiện là cầm bộ đàm sai cách. "Các em cầm bộ đàm giống như cầm một chiếc smartphone vậy!", shark Phú hài hước bình luận. Câu đùa khiến ai cũng phì cười.

Sau cùng, nhóm 1 đã định giá doanh nghiệp của mình là 100.000$, mong muốn bán được 14.000 sản phẩm trong tương lai.

Buổi học khởi nghiệp tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội: Khi học sinh được lên ý tưởng kinh doanh - Ảnh 3.

Shark Phú nhận ra các "doanh nhân trẻ" đã cầm bộ đàm sai cách.

Tiếp đó, nhóm thứ hai giới thiệu về sản phẩm của mình là chiếc gậy leo núi. Nhóm đã nghiên cứu kỹ 5 đối thủ lớn nhất cung cấp sản phẩm trên thị trường để tìm ra hướng đi riêng. Các start-up này kêu gọi 250.000$ cho 25% cổ phần. Tuy nhiên, con số định giá thương hiệu 1 triệu đô của các "doanh nhân trẻ" đã vấp phải nhiều câu hỏi của các shark.

Vào phút chót, với sự tự tin, am tường sản phẩm, thị trường và khách hàng, nhóm 2 đã giành được cảm tình của shark Linh và kêu gọi thành công 125.000$, tương đương 50% số vốn kêu gọi đầu tư ban đầu. Thành công này khiến các nhóm còn lại rộ lên lời khen.

Buổi học khởi nghiệp tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội: Khi học sinh được lên ý tưởng kinh doanh - Ảnh 4.

Các "star-up" nhí trình bày về ý tưởng kinh doanh của mình.

Buổi học khởi nghiệp tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội: Khi học sinh được lên ý tưởng kinh doanh - Ảnh 5.

Sản phẩm của nhóm thứ 3 là những chiếc rương "limited edition" Treasure Chest. Đây là sản phẩm thủ công với số lượng giới hạn, được thiết kế độc đáo. Định hướng của Treasure Chest là những khách hàng thượng lưu, mong muốn thể hiện cá tính và đẳng cấp.

Sự đa năng là điểm cộng cực lớn của Treasure Chest, chẳng những giúp đựng đồ mà còn là vật trang trí đầy "sang chảnh" mỗi khi các quý cô lên phố thưởng cà phê. CEO Danny dành lời khen tặng cho nhóm 3 vì đã quan tâm đến "insight" (đặc điểm khách hàng).

Nhóm cuối cùng chia sẻ về kế hoạch Marketing rất chuyên nghiệp khi dự định mời các vận động viên tennis nổi tiếng sử dụng. Sản phẩm của nhóm là bóng tennis với thương hiệu NewBalls. Kế hoạch của nhóm 4 là thực hiện một chiến dịch quảng cáo trong các giải đấu lớn, từ đó nâng tầm nhận diện thương hiệu.

Buổi học khởi nghiệp tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội: Khi học sinh được lên ý tưởng kinh doanh - Ảnh 6.

Buổi học khởi nghiệp tại một ngôi trường quốc tế ở Hà Nội: Khi học sinh được lên ý tưởng kinh doanh - Ảnh 7.

Buổi học kết thúc với những lời nhận xét của các "cá mập" dành cho từng nhóm. Không vội xếp hạng nhóm nào đã làm tốt nhất, nhóm nào thắng chung cuộc, các "cá mập" quyết định chia sẻ những lời khuyên, những phân tích hữu ích cho các em học sinh, đồng thời khuyến khích sự tự tin, tinh thần học hỏi của các em. Đó mới là những điều quý giá mà các "cá mập" muốn học sinh của mình đạt được sau buổi học.

Và tinh thần đó có lẽ đã được truyền đến học sinh, khi một cậu nhóc lớp 8 hào hứng tiết lộ:

"Hôm nay về nhà, em sẽ kể cho bố mẹ nghe buổi học kịch tính này. Em cũng là một chủ doanh nghiệp, cũng có sản phẩm xịn sò cùng một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết. Em thấy rất thích, và cả oai nữa. Buổi học rất thực tế và gần gũi".

Chia sẻ