Ngoài 30 tuổi, lần đầu tiên tôi biết có 1 loại lá chống say tàu xe: Hiệu quả không kém thuốc chống say mà giá chỉ vài ngàn đồng

Minh Anh,
Chia sẻ

Với tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương", tôi thử làm theo lời mách của bà cụ hàng xóm và điều bất ngờ đã xảy ra sau chuyến xe dài 6 tiếng.

Bạn có tin không, tôi năm nay đã 31 tuổi nhưng tôi vẫn rất sợ… về quê. Nghe thì thật buồn cười, nhưng chỉ những ai hay bị say tàu xe mới hiểu cảm giác đó kinh khủng thế nào. Mỗi dịp lễ như 30/4-1/5 hay Tết Nguyên đán, trong khi bạn bè háo hức lên kế hoạch về quê thăm gia đình, tôi lại bắt đầu lo… say xe. Cái cảm giác chóng mặt, buồn nôn, người dật dờ cả ngày sau khi xuống xe khiến tôi ngán ngẩm lẫn sợ hãi.

Ngoài 30 tuổi, lần đầu tiên tôi biết có 1 loại lá này chống say tàu xe: Hiệu quả không kém thuốc chống say, giá chỉ vài ngàn đồng - Ảnh 1.

Tôi đã thử đủ mọi cách, từ uống thuốc chống say đến dán miếng chống say sau tai, ngậm gừng, bịt mắt ngủ suốt chặng đường… nhưng tất cả đều khiến tôi mệt rũ sau chuyến đi, chẳng còn tinh thần gặp ai, ăn uống cũng chẳng ngon. Có đợt đi công tác về, tôi phải nghỉ làm thêm một buổi chỉ vì quá mệt. Chính vì vậy, tôi luôn ngại di chuyển đường dài, nhất là dịp nghỉ lễ đông đúc.

Nghe lời bà cụ hàng xóm dán lá trầu không sau tai và... cái kết

Trong một lần nói chuyện với bà cụ hàng xóm, người mà tôi hay gọi đùa là "từ điển dân gian sống", bà bỗng bảo: "Cháu thử dán lá trầu không sau tai xem. Ngày xưa bà đi xe khách đường đèo còn không say nữa là cháu!".

Tôi bật cười vì chưa từng nghe đến mẹo này. Lá trầu, thứ vốn dùng để têm trầu cánh phượng, sao lại có thể chống say xe?

Ngoài 30 tuổi, lần đầu tiên tôi biết có 1 loại lá này chống say tàu xe: Hiệu quả không kém thuốc chống say, giá chỉ vài ngàn đồng - Ảnh 2.

Tò mò, tôi lên mạng tìm thử. Không ngờ lại phát hiện ra rất nhiều người chia sẻ rằng họ cũng dùng lá trầu không để chống say tàu xe. Lá trầu không có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm buồn nôn, hỗ trợ cân bằng tiền đình - nguyên nhân gây say tàu xe. Một số người còn áp dụng bằng cách dán lá trầu đã vò nhẹ sau tai hoặc lên rốn trước khi khởi hành.

Với tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương", tôi thử làm theo. Sáng hôm đó, tôi hái 2 lá trầu tươi, rửa sạch, lau khô rồi vò nhẹ cho dậy mùi. Sau đó, vo gọn lại và dán 1 lá vào sau tai, một lá thì cầm ở tay để ngửi suốt chuyến đi.

Điều bất ngờ đã xảy ra sau chuyến xe dài 6 tiếng.

Chuyến xe hôm ấy là từ Hà Nội về Nghệ An - quãng đường dài hơn 6 tiếng. Tôi không uống thuốc chống say xe như mọi khi nhưng vẫn chuẩn bị sẵn một túi gừng, vài viên thuốc để dự phòng. Tôi muốn làm thử cách của bà cụ hàng xóm mách xem sao. Và rồi, lần đầu tiên trong đời, tôi không cần đụng đến thuốc chống say tàu xe mà không có cảm giác choáng váng, buồn nôn, hay mệt mỏi.

Thậm chí, khi xe dừng nghỉ giữa đường, tôi bước xuống tỉnh táo, ăn tô bún bò mà không thấy ghê cổ như mọi khi. Về nhà, tôi vẫn có thể phụ mẹ nấu cơm như chưa hề vừa trải qua một chuyến xe dài.

Tôi không dám khẳng định rằng mẹo dán lá trầu sẽ hiệu quả với tất cả mọi người. Nhưng ít nhất, nó hiệu quả với tôi - một người đã thử rất nhiều cách chống say xe. Đây đúng là một trải nghiệm quá bất ngờ và hữu ích.

Ngoài 30 tuổi, lần đầu tiên tôi biết có 1 loại lá này chống say tàu xe: Hiệu quả không kém thuốc chống say, giá chỉ vài ngàn đồng - Ảnh 3.

Vì sao lá trầu không có thể chống say tàu xe?

Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, mùi thơm nồng, vị cay nhẹ, giúp kích thích hệ thần kinh và tuần hoàn, làm ấm cơ thể, ổn định dạ dày. Một số nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy trầu chứa các tinh dầu như chavicol, eugenol, carvacrol có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu thần kinh, hỗ trợ giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn - những yếu tố phổ biến khi bị say xe.

Việc dán lá trầu vào sau tai hoặc lên rốn không chỉ giúp giữ ấm mà còn tác động vào những huyệt đạo liên quan đến thăng bằng tiền đình - nguyên nhân sâu xa khiến nhiều người say tàu xe dù không ăn gì lạ. Một số người bị say tàu xe thường có biểu hiện tụt huyết áp nhẹ, hạ thân nhiệt, rối loạn tiền đình. Khi đó việc làm ấm cơ thể và ổn định cảm giác chóng mặt có thể giúp giảm triệu chứng.

Cách sử dụng lá trầu không để chống say tàu xe theo dân gian

Theo như tìm hiểu của tôi thì có thể dùng lá trầu không để chặn đứng sự khó chịu dẫn đến triệu chứng say tàu xe bằng 3 cách sau đây.

Một là, dán lá trầu vào sau tai: Dán một lá trầu tươi vào vùng huyệt phong trì (sau tai, gần gáy). Đây là huyệt có liên quan đến cân bằng thần kinh và điều hòa tiền đình.

Hai là, dán trầu lên rốn: Một số người nhai lá trầu sơ qua, rồi đắp vào rốn, dán lại bằng băng keo cá nhân. Mẹo này nhằm "giữ ấm bụng" và tránh rối loạn tiêu hóa – một yếu tố gây say xe.

Ba là, ngửi mùi lá trầu: Vò nhẹ lá trầu và ngửi trực tiếp để tinh dầu xông lên mũi, giúp giảm cảm giác choáng váng.

Ngoài 30 tuổi, lần đầu tiên tôi biết có 1 loại lá này chống say tàu xe: Hiệu quả không kém thuốc chống say, giá chỉ vài ngàn đồng - Ảnh 4.

Kể từ ngày biết đến mẹo nhỏ với lá trầu không, những chuyến đi về quê, đi du lịch dịp lễ như 30/4-1/5 của tôi trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Không cần thuốc, không mệt lả, không say sóng trong lòng nữa.

Nếu bạn cũng là "thành viên hội sợ say xe" giống tôi, hãy thử một lần, biết đâu một lá trầu nhỏ lại giúp bạn thoải mái trên những hành trình dài.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo tự nhiên chống say xe khác mà tôi đã áp dụng trước đây xem sao nhé. 

Ngậm lát gừng tươi hoặc uống trà gừng: Gừng giúp làm ấm dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả.

Ngậm vỏ cam/quýt: Tinh dầu trong vỏ giúp thư giãn thần kinh, chống buồn nôn.

Dán miếng cao sau tai hoặc massage huyệt nội quan (cổ tay): Huyệt này có liên quan đến trung khu chống nôn.

Ngửi tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp: Giúp tỉnh táo, làm dịu cảm giác chóng mặt.

Ăn nhẹ trước khi đi, không để bụng đói hoặc quá no: Điều này giúp ổn định tiêu hóa - yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bị say xe.

Đây cũng là một số cách dân gian khác giúp giảm say tàu xe tự nhiên, an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc dễ dị ứng thì không nên làm theo vì tinh dầu trầu có thể gây kích ứng. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách dùng lá trầu không. Cuối cùng, đây chỉ là mẹo hỗ trợ nên có thể không thay thế thuốc trị say tàu xe trong các trường hợp nặng.

Chia sẻ