Nghiên cứu chỉ ra ngủ trưa quá lâu làm tăng nguy cơ tử vong 30%: Bác sĩ chỉ ra thời lượng ngủ trưa lý tưởng

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Đối với dân công sở, một giấc ngủ trưa ngắn ngủi không chỉ giải tỏa mệt mỏi mà còn giúp hồi phục năng lượng. Thế nhưng, nếu bạn ngủ trưa quá lâu, đặc biệt trong những ngày làm việc tại nhà như thế này, sẽ mang lại nhiều tác hại cho cơ thể.

Lợi ích của việc ngủ trưa

Năm 1986, một nhóm các chuyên gia phát hiện ra rằng, con người chỉ có thể tỉnh táo trong 4 tiếng liên tục, cứ sau 4 tiếng họ sẽ bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ. Đặc biệt, trong một ngày có 2 khung thời gian mọi người dễ buồn ngủ nhất: từ 1- 4 giờ sáng và 1-4 giờ chiều.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết con người có xu hướng buồn ngủ liên quan tới sự kích thích và đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi con người ở trạng thái thức có dấu hiệu mệt mỏi, cơ thể sẽ tự động chuyển sang chế độ buồn ngủ, cố gắng tái tạo lại năng lượng thông qua giấc ngủ. Vì vậy, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

Nghiên cứu chứng minh ngủ trưa quá lâu làm tăng nguy cơ tử vong 30%: Bác sĩ chỉ ra thời lượng ngủ trưa lý tưởng là con số này - Ảnh 1.

Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

- Tăng cường trí nhớ

Nhà tâm lý học Lauren Mednick tại Đại học Harvard phát hiện ra rằng, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giống như giấc ngủ ban đêm, có thể giúp não bộ tăng cường trí nhớ.

- Cải thiện tâm trạng

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Psychiatry and Clinical Neuroscience" cho thấy, chỉ số hạnh phúc, mức độ thư giãn và sự thoải mái tăng lên đáng kể chỉ sau một giấc ngủ trưa.

- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Heart cho thấy, những người có tần suất ngủ trưa 1 – 2 lần mỗi tuần có tỷ lệ đột quỵ, suy tim thấp hơn 48% so với những người không bao giờ ngủ trưa.

2 điều cần chú ý khi ngủ trưa

Mặc dù ngủ trưa có nhiều tác dụng nhưng vẫn có một số khuyến cáo như sau:

- Không ngủ trưa ngay sau khi ăn

Do thời gian có hạn, nhiều nhân viên văn phòng tranh thủ chợp mắt ngay sau khi ăn xong bữa trưa.

Nghiên cứu chứng minh ngủ trưa quá lâu làm tăng nguy cơ tử vong 30%: Bác sĩ chỉ ra thời lượng ngủ trưa lý tưởng là con số này - Ảnh 2.

Bác sĩ Ngô Hi, phó trưởng khoa Nội tiết tại Bệnh viện Huashan nhắc nhở: "Đừng ngủ ngay sau khi ăn trưa vì dạ dày vẫn đang tiêu hóa, phần lớn máu trong cơ thể sẽ dồn xuống dạ dày, dẫn đến giảm lượng oxy cung cấp cho não. Nếu ngủ trưa ngay sẽ khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ, có thể dẫn tới trào ngược dạ dày, tổn thương thực quản".

- Không nằm sấp khi ngủ

Do điều kiện làm việc và không gian hạn chế nên nhiều người chọn cách ngồi gục mặt trên bàn ngủ trưa.

Bác sĩ Tiêu Nghị, trưởng khoa Hô hấp tại Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh cho biết: "Ngồi ngủ gục trên bàn hoàn toàn không tốt cho cột sống cổ. Bởi khi trong tư thế này, cổ sẽ ở trạng thái nghiêng về phía trước, trái ngược với độ cong sinh lý bình thường. Điều này dễ làm cột sống cổ biến dạng, tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Hơn nữa, nằm sấp khi ngủ sẽ khiến cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu không tốt, dễ xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tê tay chân sau khi ngủ dậy, khiến cơ thể mệt mỏi hơn".

Ngủ trưa nhiều có tốt không?

Năm 2020, một nghiên cứu do Hiệp hội Tim mạch châu Âu công bố, ngủ trưa quá lâu làm tăng 30% nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân, tăng 34% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu khác của Đại học Tokyo, Nhật Bản cũng cho thấy, những người ngủ trưa nhiều hơn 40 phút có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, tăng lipid máu, các hội chứng chuyển hóa và bệnh tim.

Nghiên cứu chứng minh ngủ trưa quá lâu làm tăng nguy cơ tử vong 30%: Bác sĩ chỉ ra thời lượng ngủ trưa lý tưởng là con số này - Ảnh 3.

Ngủ trưa quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hiệp hội Tăng huyết áp Mỹ đưa ra công bố: Ngủ trưa quá lâu có thể làm tăng 13 – 19% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Một nghiên cứu tương tự cũng được công bố ở Đức cho thấy, những người ngủ trưa ít nhất 5 lần 1 tuần và ngủ hơn 1 tiếng mỗi lần làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành.

Qua những nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Ngủ trưa quá lâu hoàn toàn không tốt cho cơ thể.

Đâu là thời lượng tốt nhất cho một giấc ngủ trưa?

Chúng ta đã biết những tác hại của việc ngủ trưa quá lâu, vậy thời gian ngủ trưa bao lâu sẽ không gây hại cho cơ thể?

Bác sĩ Phan Triết tại Bệnh viện Đại học Y Quảng Châu, Trung Quốc cho biết: "Mọi người coi ngủ trưa là một thói quen sống lành mạnh, có thể cải thiện hiệu quả công việc, bù đắp cho tình trạng thiếu ngủ vào ban đêm".

Nghiên cứu chứng minh ngủ trưa quá lâu làm tăng nguy cơ tử vong 30%: Bác sĩ chỉ ra thời lượng ngủ trưa lý tưởng là con số này - Ảnh 4.

Chỉ cần giấc ngủ trưa không quá 1 tiếng, cơ thể có thể hưởng trọn vẹn những lợi ích của việc ngủ trưa.

Đánh giá mối quan hệ của việc ngủ trưa với nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân và mắc bệnh tim mạch, bác sĩ Phan Triết đã phân tích dữ liệu của 313.651 người tham gia trong hơn 20 nghiên cứu và phát hiện ra rằng, nếu xét về giấc ngủ ban đêm, những người ngủ nhiều hơn 6 tiếng mỗi đêm, đồng thời ngủ trưa lâu sẽ làm tăng thêm nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, những người có giấc ngủ ngắn dưới 60 phút không có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dưới 35 – 45 phút bù đắp lại những thiệt hại do thiếu ngủ vào ban đêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Bác sĩ Phan Triết kết luận: "Chỉ cần giấc ngủ trưa không quá 1 tiếng, cơ thể có thể hưởng trọn vẹn những lợi ích của việc ngủ trưa".

Một người trưởng thành khỏe mạnh có thể không cần ngủ trưa nhưng nếu có một giấc ngủ ngắn từ 10 đến 20 phút vẫn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giấc ngủ ngắn này sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và sảng khoái hơn. Trong trường hợp quá thiếu ngủ, bạn có thể ngủ trưa từ 90 đến 120 phút. Đặc biệt, đối với người lớn tuổi, việc ngủ trưa khoảng 1 tiếng đồng hồ lại càng quan trọng.

Nguồn: Kknews, Healthline

Chia sẻ