"Nghĩa trang" điện tử khổng lồ của phương Tây ở châu Phi
Mỗi năm, hàng triệu tấn rác thải điện tử từ các quốc gia châu Âu được vận chuyển trái phép sang châu Phi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hàng ngàn chiếc TV, máy tính, lò vi sóng và tủ lạnh hỏng đã được xuất khẩu trái phép sang các nước châu Phi và đổ bỏ tại những bãi rác khổng lồ như Agbogbloshie ở Ghana. Việc đó tốn ít tiền hơn so với đưa chúng đi tái chế ở tại nước xuất xứ, các nhà hoạt động xã hội khẳng định.
41 triệu tấn rác thải điện tử giá trị hơn 34 tỉ bảng Anh đã bị vứt bỏ trên toàn cầu trong năm 2014, theo báo cáo gây sốc của Đại học Liên Hiệp Quốc. Trong số đó chỉ có 6 triệu tấn được tái chế đúng cách.
TV,
máy tính, bàn phím được chuyển bất hợp pháp đến các nước tây Phi như
Ghana bởi chi phí rẻ hơn là phải mang đi tái chế đúng cách tại các nước
thuộc Liên minh châu Âu.
Toàn bộ châu Phi chỉ thải ra 1.9 triệu tấn phế liệu. Tuy nhiên, châu lục này lại trở thành bãi rác thải điện tử khổng lồ cho các sản phẩm không còn tồn tại trên thế giới.
Một số thiết bị thậm chí còn rò rỉ chất độc hại như chì và thuỷ ngân, gây ô nhiễm môi trường và tổn hại đến sức khoẻ của những người thu nhặt phế liệu với hy vọng tìm được thứ gì đó giá trị để bán.
Việc vận chuyển thiết bị điện tử hỏng hoặc hết hạn sử dụng đến châu Phi là trái pháp luật nhưng những kẻ môi giới đã khai thác lỗ hổng pháp luật bằng cách gian lận nhãn mác các loại rác thải này như là vật dụng có thể tái sử dụng.
Khi những chiếc container lớn tới Ghana và Nigeria, chúng được chở đến các địa điểm xa xôi, nơi người dân địa phương có thể mua rác thải điện tử trực tiếp mà không cần kiểm tra để sau đó bán lại ra thị trường.
Số rác thải điện tử năm 2014 có chứa khoảng 300 tấn vàng, 16 triệu tấn quặng và gần 2 triệu tấn đồng, cũng như một lượng bạc, nhôm đáng kể. Tuy nhiên, số rác thải này cũng được cảnh báo chứa một lượng không nhỏ các chất độc hại đe doạ tính mạng như thuỷ ngân, cadmium, có thể làm tổn hại các cơ quan nội tạng và gây ra một số bệnh tâm thần nghiêm trọng. Chúng đặc biệt nguy hiểm khi bị nhiễm vào nguồn nước.
Những chàng trai trẻ liều mình kiếm kế sinh nhai giữa đống thiết bị chứa chất độc hại và có khả năng phát nổ ở bãi rác.
41 triệu tấn rác thải điện tử giá trị hơn 34 tỉ bảng Anh đã bị vứt bỏ trên toàn cầu trong năm 2014, theo báo cáo gây sốc của Đại học Liên Hiệp Quốc. Trong số đó chỉ có 6 triệu tấn được tái chế đúng cách.
Toàn bộ châu Phi chỉ thải ra 1.9 triệu tấn phế liệu. Tuy nhiên, châu lục này lại trở thành bãi rác thải điện tử khổng lồ cho các sản phẩm không còn tồn tại trên thế giới.
Một số thiết bị thậm chí còn rò rỉ chất độc hại như chì và thuỷ ngân, gây ô nhiễm môi trường và tổn hại đến sức khoẻ của những người thu nhặt phế liệu với hy vọng tìm được thứ gì đó giá trị để bán.
Việc vận chuyển thiết bị điện tử hỏng hoặc hết hạn sử dụng đến châu Phi là trái pháp luật nhưng những kẻ môi giới đã khai thác lỗ hổng pháp luật bằng cách gian lận nhãn mác các loại rác thải này như là vật dụng có thể tái sử dụng.
Khi những chiếc container lớn tới Ghana và Nigeria, chúng được chở đến các địa điểm xa xôi, nơi người dân địa phương có thể mua rác thải điện tử trực tiếp mà không cần kiểm tra để sau đó bán lại ra thị trường.
Số rác thải điện tử năm 2014 có chứa khoảng 300 tấn vàng, 16 triệu tấn quặng và gần 2 triệu tấn đồng, cũng như một lượng bạc, nhôm đáng kể. Tuy nhiên, số rác thải này cũng được cảnh báo chứa một lượng không nhỏ các chất độc hại đe doạ tính mạng như thuỷ ngân, cadmium, có thể làm tổn hại các cơ quan nội tạng và gây ra một số bệnh tâm thần nghiêm trọng. Chúng đặc biệt nguy hiểm khi bị nhiễm vào nguồn nước.
Hàng triệu tấn rác thải điện tử đã bị đưa đến châu Phi và vứt bỏ tại những "nghĩa trang" công nghệ như Agbogbloshie, ở thủ đô Accra, Ghana.
Những núi rác cao gây ô nhiễm nguồn nước và đe doạ sức khoẻ của người nhặt phế liệu, vốn chỉ có thể mưu sinh nhờ các loại hàng hoá hỏng hóc này.
Hàng triệu tấn rác thải điện tử đã được đưa đến châu Phi.
Những chàng trai trẻ đào bới trong các núi rác thải điện tử với hy vọng sẽ tìm được thứ gì đó đáng giá để bán ra thị trường.
Những kẻ môi giới cố gắng đưa các container chứa rác điện tử bất hợp pháp vào lục địa này bằng cách lừa đảo và dán nhãn chúng là có thể tái sử dụng.
Đống tủ lạnh cũ này chứa hoá chất độc hại chlorofluorocarbons (CFC), gây tổn hại tầng ô-zôn.
1,8 triệu tấn "thiết bị kích cỡ lớn" bao gồm máy giặt, máy sấy quần áo, máy rửa bát và bếp điện tử đã bị vứt bỏ trên khắp thế giới vào năm 2014.
Người dân địa phương ở thủ đô Accra đón xe tải chở các sản phẩm hỏng và mua lại mà không cần kiểm tra, sau đó bán lại ra thị trường.
Ngay cả dây điện cũ cũng được mang vứt ở Agbogbloshie.
Những chàng trai trẻ liều mình kiếm kế sinh nhai giữa đống thiết bị chứa chất độc hại và có khả năng phát nổ ở bãi rác.
Theo Dailymail