Cuộc sống mưu sinh của trẻ em ở những bãi rác khổng lồ
Khói cay, mùi hôi thối và nguy cơ nhiễm bệnh cao là tất cả những gì các đứa trẻ đang mưu sinh tại những bãi rác khổng lồ ở Sylhet, Bangladesh đang phải đối diện hàng ngày.
Một kênh truyền hình ở Bangladesh đã ghi lại cuộc sống của các trẻ em đang sống và làm việc tại những bãi rác khổng lồ ở Sylhet, Bangladesh, nơi các em kiếm sống bằng cách nhặt thức ăn thừa của người khác. Khuôn mặt tươi cười của các em che giấu những khó khăn của công việc nguy hiểm, làm việc nhiều giờ và cuộc đấu tranh kiếm sống ở một trong những thành phố giàu nhất đất nước.
Sylhet là một thành phố lớn trên bờ sông Surma ở đông bắc Bangladesh và là nơi sinh sống của hơn nửa triệu dân. Trong khi thành phố đầu tư rất nhiều vào các khách sạn kiểu phương Tây, trung tâm mua sắm, các khu nhà ở cao cấp thì vẫn còn những người phải dựa vào các bãi rác để tồn tại. Từ đống rác thải bẩn thỉu, họ tìm kiếm những vật dụng có thể bán lại ở chợ cũng như thực phẩm để nuôi sống gia đình họ.
Những đứa trẻ ngừng vài phút làm việc để chụp một bức ảnh với chiếc TV đã bị hỏng.
Khói cay gây nguy hiểm cho phổi của những người sống và làm việc ở các bãi rác.
Cô bé tìm thấy bó rau xanh lẫn trong rác thải y tế và các chất thải khác.
Mưu sinh trên bãi rác để kiếm sống, nhiều người thậm chí không có giày dép để đi và dùng tay trần để đào bới rác.
Hầu hết những người làm việc ở bãi rác này đều không biết chữ, họ làm việc 12 giờ và kiếm được chỉ từ 1 - 1.5 bảng Anh mỗi ngày.
Tái chế là một ngành công nghiệp béo bở ở Bangladesh, với gần 200 nhà máy chế biến chai nhựa và các sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan. Hầu hết những người kiếm sống bằng nghề nhặt rác không thể đọc hoặc viết, họ làm việc nhiều giờ nhưng kiếm được rất ít tiền. Một số người kiếm được từ 1 - 1.5 bảng Anh/ngày ( khoảng 32.000 - 48.000 đồng) cho 12 giờ làm việc ở thủ đô Dhaka, nơi có gần 100.000 người làm việc trong các bãi rác.
Tổ chức từ thiện ChildHope cho biết có hàng triệu trẻ em trong cả nước đang bị suy dinh dưỡng và một nửa bị thiếu cân, họ ước tính rằng có khoảng 7% trẻ em dưới 14 tuổi đang phải lao động để phụ giúp gia đình.
Những người nhặt rác không có găng tay hay quần áo bảo hộ lao động khi làm việc ở bãi rác dù nơi này có chứa rất nhiều chất thải nguy hại từ các bệnh viện.
Một người đàn ông đi chân trần qua các bãi rác ở Sylhet bên cạnh một chiếc xe tải chở đầy rác.
Theo Dailymail