Nghĩ rằng mình còn quá trẻ không thể bị bệnh này, cô gái lờ đi các triệu chứng để rồi suýt trả giá bằng tính mạng

N. Thúy,
Chia sẻ

Các bác sĩ đã xác nhận rằng cô gái trẻ 21 tuổi đã thực sự bị đột quỵ - bệnh tưởng chừng chỉ gặp ở người già - và nếu cô điều trị chậm trễ thì có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Một ngày trước sinh nhật lần thứ 21 vào tháng 2, Kaitlin Holton chuẩn bị đi ăn tối với bạn bè thì đột nhiên phát hiện cánh tay trái của cô bị tê liệt. Ngay sau đó, khuôn mặt của cô bắt đầu chảy xuống và giọng nói thay đổi.

Kaitlin, một sinh viên tại Đại học Indianapolis, ở Indiana. Cô biết đây có thể là những dấu hiệu của một cơn đột quỵ, nhưng cô đã cố tình lờ chúng đi. Tuy nhiên, sau khi nói lại những triệu chứng này với mẹ (mẹ Kaitlin là y tá) thì mẹ đã đưa ngay cô đến phòng cấp cứu cho dù cô luôn khăng khăng rằng mình vẫn ổn.

Các bác sĩ đã xác nhận rằng Kaitlin Holton đã thực sự bị đột quỵ và nếu cô điều trị chậm trễ thì có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

dot-quy-2
dot-quy-2
dot-quy-1
dot-quy-1

Các bác sĩ đã xác nhận rằng Kaitlin Holton đã thực sự bị đột quỵ và nếu cô điều trị chậm trễ thì có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Tuy nhiên, khi các triệu chứng tấn công Kaitlin vào đêm 16/2, cô không tin rằng mình có thể bị đột quỵ.

Chia sẻ với tờ Daily Journal, Kaitlin nói rằng: Có cả triệu năm nữa tôi cũng không nghĩ là mình bị đột quyk vì tôi còn quá trẻ. Khi mẹ nói rằng tôi cần đến phòng cấp cứu, tôi hoàn toàn từ chối. Mặc dù tôi biết các triệu chứng của đột quỵ bởi tôi có người thân đã bị bệnh này nhưng vẫn không nghĩ rằng nó xảy ra với mình.

Vậy là Kaitlin Holton đã dành ngày sinh nhật thứ 21 của mình và 5 ngày tiếp theo trong phòng cấp cứu tại trung tâm y tế Franciscan Health.

Cả kết quả MRI và CT scan đều xác nhận rằng Holton đã bị đột quỵ. Nhưng quan trọng hơn, cô biết được rằng nó bắt nguồn từ một bệnh tim mà cô không biết mình đang bị.

Các bác sĩ nói với cô ấy rằng cô ấy có một hố bầu dục (PFO) ở tim - một khiếm khuyết là có một lỗ hổng trong tim từ sau khi sinh. Bình thường, khi thai nhi đang phát triển, có một khe hở nhỏ trong thành giữa các buồng trên của tim, cho phép oxy chảy từ mẹ sang con. Tuy nhiên, trong vài ngày đầu sau khi sinh, lỗ này sẽ đóng lại. Nếu không đóng, nó sẽ tạo thành hố bầu dục (PFO) ở tim - như Keitlin mắc phải.

Theo Mayo Clinic, khoảng 25% dân số khỏe mạnh có một PFO - nhưng hầu hết mọi người không biết hoặc không bao giờ cần điều trị khiếm khuyết này. Bệnh viện Mayo cũng nói rằng một PFO phổ biến nhất ở những người bị rối loạn, ví dụ như đột quỵ không giải thích được và đau nửa đầu có hào quang.

Nghĩ rằng mình còn quá trẻ không thể bị bệnh này, cô gái lờ đi các triệu chứng để rồi suýt trả giá bằng tính mạng - Ảnh 2.

Kaitlin Holton đã dành ngày sinh nhật thứ 21 của mình và 5 ngày tiếp theo trong phòng cấp cứu.

"Những người có PFO dễ bị đột quỵ hơn những người khác. Bản thân PFO không tự gây ra đột quỵ, nhưng nó gây nguy hiểm cho họ", tiến sĩ Abdelkader Almanfi, chuyên gia tim mạch tại trung tâm y tế Franciscan, người đã điều trị cho Keitlin Holton, nói với WISH -TV.

Ông cũng phát hiện ra rằng Holton đã có một cục máu đông trong tĩnh mạch ở phía bên phải trái tim và nếu không có PFO, cục máu đông có thể đã đi đến phổi, gây ra thuyên tắc phổi.

Nhưng vì tình trạng của cô, cục máu đông đã di chuyển từ phía bên phải của cơ thể sang bên trái và tới não, dẫn đến đột quỵ.

Holton nói với Indianapolis Star rằng cô đã được đưa ra hai lựa chọn điều trị: 1 là dùng chất làm loãng máu hàng ngày cô có thể dùng trong suốt cuộc đời hoặc 2 là phẫu thuật để đóng lỗ hở ở tim.

Cô gái trẻ 21 tuổi lo lắng rằng thuốc sẽ can thiệp vào các hoạt động ngoài trời mà cô thích làm nên đã chọn thủ tục xâm lấn tối thiểu. Đó là chèn một ống thông vào háng với một mảnh lưới nhỏ bên trong nối với các lỗ trong trái tim ở cả hai bên. Theo thời gian, mô tim sẽ phát triển trên lưới và sửa chữa khuyết tật.

Mặc dù cần phải uống thuốc mỗi ngày, Holton nói rằng cuộc sống của cô hầu như đã trở lại bình thường.

Nghĩ rằng mình còn quá trẻ không thể bị bệnh này, cô gái lờ đi các triệu chứng để rồi suýt trả giá bằng tính mạng - Ảnh 3.

Mặc dù cần phải uống thuốc mỗi ngày, Holton nói rằng cuộc sống của cô hầu như đã trở lại bình thường.

Holton hy vọng rằng bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình, nhiều người sẽ được nhận thức về tình trạng bệnh tim gây đột quỵ.

"Tình trạng bệnh tim mà tôi gặp rất phổ biến, tôi muốn mọi người hiểu được cuộc phẫu thuật đã giúp tôi và nếu ai cũng ở trong trường hợp như này thì hãy cảm thấy thoải mái với nó", cô nói.

Đột quỵ xảy ra khi động mạch hoặc mạch máu mang oxy hoặc chất dinh dưỡng đến não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết đột quỵ xảy ra ở 795.000 người Mỹ mỗi năm và giết chết khoảng 140.000 người.

Theo phân tích được công bố trên tạp chí American Medical Association Neurology, khoảng 75% ca đột quỵ xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên.

Nhưng phân tích tương tự cho thấy có sự gia tăng đột biến (32%) ca bệnh là phụ nữ từ 18-34 tuổi và tăng 15% ở nam giới trong cùng độ tuổi từ năm 2003-2012.

Làm sao để phát hiện 1 người có biểu hiện đột quỵ?

Các triệu chứng chính của đột quỵ có thể được ghi nhớ với từ F.A.S.T. Những triệu chứng này sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định ai đó bị đột quỵ.

Khuôn mặt (Face): Yêu cầu người đó cười và xem miệng hoặc mắt của họ sụp xuống không. Nếu có chính là một trong những dấu hiệu đột quỵ.

Tay (Arms): Yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên. Người bị đột quỵ có thể không nhấc cả hai cánh tay và giữ chúng ở đó vì bị yếu hoặc tê.

Lời nói (Speech): Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản và xem lời nói của họ bị méo giọng hay bị cắt xén không.

Thời gian (Time): Nếu bạn quan sát bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, đã đến lúc gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nguồn: National Stroke Association

Theo" DailyMail

Chia sẻ