Nghị lực phi thường của cô gái phải uống hơn 100 viên thuốc và 18 mũi tiêm mỗi ngày để được sống

HN,
Chia sẻ

Hannah Harry, 26 tuổi, đã phải nhiều lần giành giật đứng bên bờ vực sống - chết và cuối cùng, cô đã phải từ bỏ đam mê nghề giáo của mình chỉ vì công việc này có thể khiến cô tử vong.

Hannah từng bị bệnh sởi trong đợt bùng phát ở South Wales. Cô cũng được chẩn đoán mắc hội chứng Ehlers-Danlos (một bệnh di truyền khi da, mô, khớp trở nên lỏng lẻo), hội chứng nhịp tim nhanh tư thế (PoTS - nhịp tim tăng quá mức để đáp ứng sự thay đổi tư thế) và hội chứng rối loạn kích hoạt dưỡng bào (bệnh nhân bị tấn công bởi các bệnh về tim, da, tiêu hoá, thần kinh và hô hấp).

Giờ đây, cuộc sống của Hannah chỉ xoay quanh việc điều trị mỗi ngày cùng với các cuộc hẹn thăm khám tại bệnh viện 3 lần/tuần. Một ngày trôi qua của cô gái trẻ bất hạnh đồng nghĩa với việc uống hơn 100 viên thuốc và 18 mũi tiêm tĩnh mạch.

Nghị lực phi thường của cô gái phải uống hơn 100 viên thuốc và 18 mũi tiêm mỗi ngày để được sống - Ảnh 1.

Hannal cho rằng mình đã rất may mắn vì luôn có gia đình và vị hôn phu luôn ủng hộ, giúp đỡ.

"Tôi đã mất 6 năm để đi tới thời điểm này"

Hannah chia sẻ như vậy về hành trình chống chọi bệnh tật của mình. Cô cho biết thêm: "Đó chỉ là một phần trong lịch trình bình thường của tôi. Tôi đã rất may mắn vì luôn có gia đình và vị hôn phu luôn ủng hộ, giúp đỡ. Người khác thường cảm thấy vô cùng ngạc nhiên về mức độ nghiêm trọng những bệnh tôi mắc phải hay những lần tôi ra ngoài khoảng 2 giờ và không nói cho họ biết tôi phải về nhà để điều trị.

Tôi không muốn mọi người nhìn tôi theo cách đó. Vâng, cuộc chiến này rất gian nan và bệnh tật của tôi không hề dễ chữa. Nhưng nếu những người cũng bị bệnh giống tôi đọc được câu chuyện này, tôi muốn họ có thể biết rằng vẫn có điểm tích cực trong đó – là khi cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy ổn thôi".

Kể từ thuở nhỏ, Hannah, hiện sống tại Neath (xứ Wales), luôn phải đối mặt với bệnh tật. Khi bắt đầu đi học, giáo viên của Hannah thường xuyên bắt gặp cô học trò nhỏ ngủ gục rất nhanh. Hannah nhớ lại: "Tôi có thể nhớ mình không thể làm nhiều thứ như các bạn khác có thể làm - bởi tôi luôn ngủ gục trong các buổi chiếu phim và những hoạt động tương tự. Ký ức của tôi vẫn còn rất sống động về những lần ngủ gục trong lớp. Bây giờ, chúng tôi vẫn còn cười đùa về chuyện đó, về cách tôi luôn tìm đến những góc yên tĩnh trong lớp để chợp mắt. Nó trở thành lịch trình không đổi của tôi sau bữa trưa. Tôi vẫn còn nhớ cảm nhận một cách mãnh liệt nguồn năng lượng bị cạn kiệt trong cơ thể nhỏ bé của tôi".

Nghị lực phi thường của cô gái phải uống hơn 100 viên thuốc và 18 mũi tiêm mỗi ngày để được sống - Ảnh 2.

Hannal lúc còn nhỏ - luôn ngủ vùi bất kì lúc nào.

Cân nặng của Hannah cũng trở thành một vấn đề đáng lo ngại khi việc ăn uống và tỉnh táo trở thành nhiệm vụ gần như bất khả thi. Cô còn thường xuyên bị bệnh lây nhiễm - sau này căn bệnh trở nên vượt khỏi tầm kiểm soát và khiến cô phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp.

Các bác sĩ không biết "vì đâu nên nỗi"

Thậm chí, sau rất nhiều xét nghiệm lặp đi lặp lại, các bác sĩ và chuyên gia vẫn không thể nào xác định được cơ thể Hannah gặp "trục trặc" ở đâu. Bác sĩ tư vấn thì gợi ý đó là một dạng virus hoặc bệnh truyền nhiễm không thể xác định.

Năm 2009, Hannah vào đại học và chuyển tới ký túc xá. Tại đây, cô được chẩn đoán mắc hội chứng Ehlers Danlos, nhóm bệnh di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng tới các mô kết nối. Nhưng quyết tâm sống một cuộc sống bình thường và không hề hay biết mức độ nghiêm trọng của căn bệnh tim mình mắc phải, Hannah chuyển ra ngoài, sống như một sinh viên bình thường.

Năm 2011, ở tuổi 21, Hannah một lần nữa bị ốm nặng và quyết định phải giành quyền kiểm soát sức khoẻ của mình. Sau 3 ngày trải qua những xét nghiệm đau đớn, khiến cô kiệt sức tại Bệnh viện Thần kinh và Giải phẫu Thần kinh Quốc gia, Hannah chính thức được kết luận bị hội chứng nhịp tim tăng nhanh tư thế (PoTS). Căn bệnh này được hiểu đơn giản là cơ thể không thể làm mọi việc mà nó định làm như giữ ấm hoặc điều chỉnh nhịp tim. Do đó, Hannah cần thuốc để cơ thể vận hành bình thường.

Nghị lực phi thường của cô gái phải uống hơn 100 viên thuốc và 18 mũi tiêm mỗi ngày để được sống - Ảnh 3.

Các bác sĩ cũng gặp khó khăn khi tìm hiểu về căn bệnh của Hannal

Bệnh sởi và viêm phổi tiếp tục tấn công cô gái trẻ

Thật phi thường khi Hannah vẫn xoay sở để lấy được bằng sư phạm trong lúc vẫn nằm viện - thậm chí còn hoàn thành bài luận văn cuối khoá ngay trên giường bệnh. Sau khi bắt đầu dùng thuốc, Hannah cảm thấy mình như được "sống lại". Cô thổ lộ: "Cảm giác thật kỳ dị. Tôi không nhận ra mình đã ốm nặng đến thế nào cho tới tận lúc cảm thấy mình khá hơn".

Hannah nhanh chóng tìm được công việc đầu tiên tại một trường tiểu học nơi quê nhà. Cô rất yêu nghề và tận hưởng cuộc sống vui vẻ của một người bình thường.

Nhưng một lần nữa, bi kịch lại giáng xuống, dưới bóng đen của đợt bùng phát dịch sởi ở South Wales năm 2012. Cô giáo trẻ, người chưa được tiêm phòng sởi hồi nhỏ do dị ứng, đã mắc bệnh khi đại dịch lan tới ngôi trường nơi cô theo dạy. Hannah bắt đầu thấy ốm mệt trên đường lái xe về nhà và chỉ trong vòng 1 giờ sau, bệnh tình của cô trở nặng.

Cùng với sởi, cô còn bị viêm phổi. Hannah được đưa ngay tới phòng cấp cứu Bệnh viện Morrison ở Swansea và trải qua 9 tuần trong phòng điều trị đặc biệt. Cô mô tả đây là "một trải nghiệm đáng sợ, khiến tính mạng cô bên bờ vực thẳm" và dù Hannah không nhớ nhiều về sự cố này, đối với gia đình cô, nó "vô cùng khủng khiếp". Có những khoảnh khắc mà bác sĩ không dám chắc liệu cô gái trẻ có qua khỏi không.

Nghị lực phi thường của cô gái phải uống hơn 100 viên thuốc và 18 mũi tiêm mỗi ngày để được sống - Ảnh 4.

Hannal phải uống hơn 100 viên thuốc và 18 mũi tiêm mỗi ngày.

"Chỉ là không công bằng"

Hannah đã đánh bại bệnh sởi nhưng hệ miễn dịch yếu ớt của cô khiến bác sĩ phải đưa ra cảnh báo: cô không thể dạy học được nữa, phòng trường hợp cô lại bị lây nhiễm gì đó.

"Tôi hoàn toàn suy sụp. Ban đầu, tôi nổi khủng lên vì như vậy chẳng công bằng chút nào. Tôi đã dành 3 năm miệt mài học tập trên giảng đường đại học và giờ thì tôi được thông báo không thể tiếp tục công việc mơ ước của tôi. Tôi biết mục đích vì chính sức khoẻ của tôi nhưng tôi cảm thấy thật khó khăn để đối mặt với chuyện này".

Buộc phải thôi việc vì bệnh tật, Hannah quyết định viết blog để giúp lan toả thông điệp tích cực cho những người bị bệnh như cô.

Nghị lực phi thường của cô gái phải uống hơn 100 viên thuốc và 18 mũi tiêm mỗi ngày để được sống - Ảnh 5.

Tuy nhiên, cô gái trẻ vẫn rất lạc quan trong cuộc sống.

Hannah chia sẻ: "Tôi đã chán ngấy khi phải đọc những thứ tiêu cực, u ám liên quan tới bệnh tật của mình. Những thứ được viết trên mạng chủ yếu là từ quan điểm y khoa của những người thậm chí còn chẳng bị bệnh. Và tôi chỉ muốn cho mọi người thấy bị PoTS thực sự là như thế nào.

Không phải tất cả đều tồi tệ. Đúng vậy, có đôi lúc tôi phải ngồi xe lăn nhưng khi khoẻ, tôi không cần xe lăn nữa. Có quá nhiều người còn chẳng có lựa chọn nào khác.

Tôi chỉ muốn nếu bật những điểm tích cực thôi. Đôi khi, tôi có thể ngồi một chỗ và xem phim Disney suốt cả ngày mà không ai gọi tôi là kẻ lười biếng".

Hannah cho biết, cô đã nhận được "phản hồi tuyệt vời" từ những người bị hoặc không bị bệnh như cô. "Mọi người nói rằng, đọc blog của tôi đã giúp họ rất nhiều".

Chia sẻ