Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương

Bài và ảnh: Lê Bảo,
Chia sẻ

Máy bay, tàu hỏa, xe ô tô... khắp nơi đều được đưa về các cơ sở tại Quan Độ "chế biến" đã và đang biến khắp làng thành bãi rác khổng lồ. Vụ nổ khiến 2 cháu bé tử vong và 8 người trọng thương ngày 3/1 là minh chứng cho những nguy hiểm rình rập.

Làng Quan Độ (Văn Môn - Yên Phong - Bắc Ninh) nổi tiếng vì độ giàu có cũng như được biết đến là vựa đồng nát lớn nhất miền Bắc. Cũng tại Quan Độ, nơi vừa xảy ra vụ nổ kinh hoàng, có hàng trăm gia đình làm nghề buôn đồng nát, "mổ" các loại máy móc cỡ lớn, thậm chí "ăn" cả xác máy bay, tàu hỏa.

Nghề buôn đồng nát cũng đã khiến đời sống của hàng trăm gia đình trở nên giàu có thậm chí ở miền quê này xuất hiện nhiều đại gia nhờ nghề buôn bán đồng nát khó có làng quê nào sánh kịp.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 1.

Hiện trường vụ nổ kinh hoàng khiến 2 cháu bé tử vong, 8 người cấp cứu và nhiều ngôi nhà bi san phẳng.

Ấy thế nhưng cũng chính cái nghề này đã khiến nhiều người trong làng phải bỏ mạng bởi trước khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng vào hồi 4h30 ngày 3/1 khiến 2 người chết, 8 người bị thương thì đã từng có người tử vong vì xử lý bom mìn lấy sắt thép.

Ngay sau khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng khiến tất cả người dân khắp vùng sợ hãi, chúng tôi đã tận mục sở thị quanh ngôi làng tỷ phú này và chứng kiến cảnh khắp làng đều là bãi phế liệu.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 2.

Quan Độ - ngôi làng chưa bao giờ yên bình cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng bởi khắp làng hàng trăm kho, bãi phế liệu xuất hiện nhiều năm nay. Và thi thoảng, người dân vẫn chứng kiến cảnh tai nạn khi lao động, mổ xẻ sắt vụn. Rạng sáng ngày 3/1 cả làng lại bàng hoàng khi một tai nạn kinh hoàng ập xuống cướp đi mạng sống của 2 đứa trẻ.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 3.

Người dân trong làng gắn bó với nghề buôn bán đồng nát, "mổ" các loại máy móc, máy bay, tàu hỏa, ô tô... hàng chục năm nay. Mỗi ngày các cơ sở làm nghề trong làng thu hút số lượng lao động lớn và mang lại thu nhập rất tốt cho người dân.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 4.

Khắp các con đường, ngõ xóm trong làng đều là những bãi phế liệu được phân theo chủng loại. Với những người dân nơi này, cảnh tượng các loại vật liệu tràn lan như thế này đã quá quen thuộc.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 5.

Những máy phát điện cũ hỏng công suất lớn, những trạm biến áp khổng lồ cũng được mang tới Quan Độ và dưới bàn tay khéo léo, họ đã tháo ra những bộ phận riêng biệt. Với những chi tiết còn tốt sẽ gom và bán lại, những thứ không dùng được sẽ gom thành sắt vụn.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 6.

Các loại dây cáp điện, cáp mạng internet, cáp truyền hình... đều được "mổ" lấy đồng, còn phần vỏ nhựa giá trị thấp sẽ chất thành đống ven đường chờ xe tải mang nơi khác tái chế.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 7.

Xung quanh làng xuất hiện rất nhiều kho bãi được quây bằng những tấm tôn lợp kín mít. Có nhiều loại bị cấm mua bán, cấm mổ xẻ như: Bom đạn, mìn, đầu đạn, súng ống... còn sót lại từ chiến tranh. Tuy nhiên, do lợi nhuận cao nên nhiều chủ cơ sở bất chấp.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 8.

Không chỉ có bom mìn, đầu đạn gây nguy hiểm đến tính mạng mà bên cạnh đó còn xuất hiện rất nhiều vật dụng gây nổ, cháy khác cũng được thu gom về.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 9.

Bên cạnh một kho xưởng phế liệu chất đầy vỏ dây điện, dây cáp. Theo người dân, mỗi cơ sở tại đây đều làm một vài mặt hàng chứ không "ôm" hết.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 10.

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, những nguy hiểm luôn rình rập người lớn, trẻ nhỏ tại ngôi làng tỷ phú đất Kinh Bắc.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 11.

"Người dân giàu lên vì làm nghề này bao năm qua, tuy nhiên không phải tất cả thu mua rồi tiến hành xử lý bom mìn, đầu đạn", một người dân chia sẻ.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 12.

Theo một cán bộ xã Văn Môn thì Quan Độ có gần 700 hộ dân thì quá nửa tham gia nghề "đồng nát" với hàng trăm công ty, doanh nghiệp tư nhân. Số ruộng trong làng đến 90% là cho người khác thuê, dân ở đây hầu như chẳng ai làm lúa nữa

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 13.

Mỗi ngày hàng chục xe tải đưa hàng về Quan Độ với hàng trăm tấn hàng. Những mặt hàng được phân loại rồi mới tiến hành xử lý.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 14.

Trong chiều ngày 3/1 lực lượng chức năng địa phương cũng đã tiến hành đi kiểm tra các cơ sở kinh doanh phế liệu để phát hiện vật liệu nổ, tránh những nguy hiểm cho người dân.

Nghề đồng nát giúp Quan Độ thành làng tỷ phú nhưng cũng lắm đau thương - Ảnh 15.

Tại một cơ sở kinh doanh phế liệu, lực lượng chức năng đã phát hiện có đạn pháo nên đã tiến hành lập biên bản, yêu cầu ký cam kết, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Chiều 3-1, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Tiến, SN 1964 ở thôn Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hiện đang cư trú tại Phố Mới, phường Đình Bảng, TX Từ Sơn, Bắc Ninh vì có hành vi "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng". Ông Tiến là chủ "kho" đạn xảy ra vụ nổ khiến 2 cháu bé tử vong.

Theo báo cáo của Công an tỉnh Bắc Ninh, vụ nổ làm căn nhà cấp 4 gồm 5 gian của gia đình ông Tiến bị đổ sập hoàn toàn, tạo hố sâu có kính thước 13,5m x 8,5m, sâu 3m; 6 căn nhà bị hư hỏng hoàn toàn gồm 5 nhà cấp 4, 1 nhà trần; trong đó có 4 căn nhà cấp 4 "mất tích" hoàn toàn. Ngoài ra, có khoảng 100 căn nhà dân tại khu vực lân cận bị ảnh hưởng, hư hỏng (vỡ cửa kính, nứt tường, trần nhà,…).

Bước đầu, ông Nguyễn Văn Tiến chủ nhà xảy ra vụ nổ khai nhận: Khoảng tháng 12-2016 có thu mua khoảng 7 tấn đầu đạn cũ loại 12 ly 7 và 14 ly 5 về để tháo dỡ phế liệu; số đầu đạn trên được tập kết tại khu vực sân vườn nhà ông Tiến và xảy ra vụ nổ.


Chia sẻ