Nghe 9X "chân dài" kể chuyện đi tình nguyện 13 nước
Cao 1m75, cô gái trẻ Trần Thúy An không chỉ là một "chân dài" xinh đẹp mà còn là "siêu thủ lĩnh" tình nguyện". Cô gái 23 tuổi này đã trải nghiệm cuộc sống ở 13 nước khác nhau trong các chuyến tình nguyện của mình.
Một số thành tích và hoạt động của Trần Thúy An: - 2008: Thủ lĩnh sáng lập CLB Children Link Club Sài Gòn (CLB Kết nối trẻ em Sài Gòn) - 7/2009: Ủy viên BCH Chi hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TP. HCM và là Tình nguyện viên của The Global Experience. - 7/2011: Ban điều hành chiến dịch Cầu Vồng - đạp xe tuyên truyền chống nạn buôn người, làm việc với tổ chức Chabdai về nạn buôn người. - 11/2011: Đại diện nhóm thực hiện dự án Green School tham dự tập huấn khóa Quản lý dự án của Hội đồng Anh tổ chức tại Đà Nẵng dành cho những dự án vào vòng chung kết của cuộc thi E-Idea. - 10/2012 đến 1/2013: Đến Indonesia làm tình nguyện viên chương trình công dân toàn cầu của AIESE, dạy tiếng Anh và Toán học cho các trẻ em bản xứ. - Một trong 1000 bạn trẻ trên thế giới tham gia diễn đàn văn hóa thế giới do Liên hiệp quốc tổ chức tại Bali, Indonesia. - Một trong 29 bạn trẻ tiêu biểu đại diện đất nước Việt Nam tham dự Tàu Thanh niên Đông Nam Á. - Giành giải Siêu thủ lĩnh năm 2013. |
Chân dung cô gái trẻ Trần Thúy An.
Trần Thúy An vừa trở về từ chuyến hành trình dài 2 tháng đến thăm 11 nước Đông Nam Á và Nhật Bản. Trước đó, cô đã ở Indonesia 2 tháng để dạy học cho trẻ em. Tháng 4 vừa rồi, An lại có cuộc trải nghiệm thú vị ở Ai-len trong 2 tuần. Tự tin, năng động và luôn hào hứng với các hoạt động tình nguyện trên khắp thế giới là đặc điểm dễ nhận thấy ở An, cũng như gương mặt xinh xắn và chiều cao 1m75 của cô.
Đừng sợ khi tới Ballymun
Đối với Thúy An, cơ hội đến với quận Ballymun thuộc Thủ đô Dublin của Ai-Len và làm việc với tổ chức Kế hoạch Hành động toàn cầu Global Action Plan (GAP - một mạng lưới các tổ chức quốc tế cùng làm việc với nhau trong việc nâng cao năng lực cộng đồng về vấn đề sống và làm việc theo thói quen bền vững hơn) là một trong những trải nghiệm thú vị và ấn tượng nhất.
Thúy An chia sẻ: "Thật ra trước khi sang đây tôi cũng có tìm hiểu cơ bản về khu vực cũng như đất nước tôi sẽ tới. Ballymun từ lâu “được” mang tiếng là một nơi có tỉ lệ tội phạm khá cao, đặc biệt là 5,6 năm về trước khi các tòa nhà chung cư còn bao bọc lấy khu vực. Tội phạm trộm cướp, đánh nhau, giết người, đốt xe, ma túy xảy ra đầy rẫy và là một trong những nơi khiến chính quyền nhức nhối. Một người bản xứ khi ngồi trên máy bay cạnh tôi đã căn dặn đừng lang thang một mình ở khu vực ấy vào buổi tối. Tuy nhiên, những trải nghiệm của tôi tại nơi này lại hoàn toàn khác. Tham gia với tổ chức GAP vào 2 trong số những dự án phát triển cộng đồng, tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với dân địa phương và học hỏi một mô hình dự án đã chạy thành công ở một nơi như thế này".
Cô gái 23 tuổi cho biết dự án Community Garden cung cấp những mảnh vườn cho người dân địa phương, cụ thể là những người có nhiều thời gian rảnh rỗi và có khuynh hướng không tự chăm sóc bản thân, đặc biệt người già và người khuyết tật. Họ được khuyến khích đến những khu vườn này để cùng làm việc với nhau, cùng nhau thảo luận và trồng những loại cây mình thích như hoa hoặc rau màu. Sau mỗi vụ mùa, họ được đem hoa, rau củ quả trồng được về nhà mình. Thúy An cũng tham gia trồng trọt, làm vườn với những người dân ở đây với tư cách là một tình nguyện viên của tổ chức.
An chia sẻ: "Tôi gặp Rounie, một người cực kì tử tế, vui tính và dễ mến. Ông có kinh nghiệm trồng trọt tuyệt vời và dù hạn chế về mặt di chuyển và đôi
tay bị tật, nhưng ông không gặp bất kì trở ngại gì trong việc đào đất,
nhổ cỏ, hay bón phân, tưới nước. Ông cũng là một trong những thành
viên tích cực của dự án".
Thúy An có trải nghiệm thú vị khi lần đầu tiên cầm đồ cào đất, xẻng lại ở tận Ai Len.
Ngoài ra, khi đến Ai Len, Thúy An cũng tham gia dự án lớp học nâng cao nhận thức cho trẻ em về môi trường và cô rất ấn tượng về phương pháp tiếp cận với trẻ em ở đất nước này.
Khi muốn chụp hình trẻ con, phải có giấy đồng ý từ bố mẹ.
Đạp xe 530km sang Campuchia và ngủ bụi ở Indonesia
Năm 2011, Thúy An nằm trong Ban điều hành chiến dịch Cầu Vồng - đạp xe tuyên truyền chống nạn
buôn người.
An cho biết: "Chuyến đi khá gian nan, vất vả. Dự tính hành trình kéo dài trong 11 ngày và những người tham gia vượt qua quãng đường 530 km đạp xe từ TP. Hồ Chí Minh,
Việt Nam sang thủ đô Phnom Penh, Campuchia qua các tỉnh vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long và trở về theo cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Tuy nhiên khi đạp xe đến Cần Thơ thì các thành viên phải bắt xe đi sang Campuchia vì để sang biên giới bằng xe đạp khá khó khăn. Dù vậy, trên đường đi, tại mỗi địa phương, mình và các thành viên dừng lại để tổ chức những
hoạt động tuyên truyền kiến thức về buôn bán người ở nơi công cộng, tổ
chức văn nghệ và lớp dạy kĩ năng sống cho trẻ em, phụ nữ - đối tượng dễ
trở thành nạn nhân của vấn nạn buôn bán người qua biên giới. Đó là những hoạt động ý nghĩa được người dân quan tâm nên nhóm cảm thấy rất vui".
Mỗi chuyến đi đều để lại cho Thúy An rất nhiều kỷ niệm, cô nhớ nhất là chuyến hành trình dài 2 tháng làm tình nguyện viên dạy tiếng Anh và Toán học cho các
bạn nhỏ tại Indonesia. Do sơ suất từ Ban tổ chức chương trình mà An không có chỗ ngủ qua đêm, lại không tìm được nơi đổi tiền. Trong lúc lo lắng và sợ hãi như thế, An được một người dân tốt bụng cho ngủ lại tại nhà, còn giao luôn cả chìa khóa nhà cho An vào hôm sau. Sau lần đó, An cũng học được cách
cần phải chủ động trước mọi tình huống bất ngờ xảy ra.
Thúy An và các học trò của mình ở Indonesia.
Chụp hình lưu niệm cùng một người bạn nước ngoài là thành viên của Dự án Công dân toàn cầu AIESEC.
Thúy An trong những ngày ở Nhật Bản.