Ngày Tết, dù quý khách tới đâu cũng đừng mời nhau 4 loại thực phẩm này: Nhìn bắt mắt, hấp dẫn nhưng ăn vào dễ rước bệnh!
Thực phẩm Tết tuy rất đa dạng, nhưng bạn không nên mua sắm một cách tuỳ tiện kẻo "tiền mất, tật mang".
Chỉ còn hơn 30 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Mọi người dường như bận rộn hơn thường lệ để chuẩn bị đón năm mới. Là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, mọi người thường có xu hướng chuẩn bị thật nhiều thực phẩm, vừa để tiếp đãi khách quý, vừa để thưởng thức trong những ngày sum vầy. Thực phẩm ngày Tết tuy rất đa dạng, nhưng có 4 món sau đây bạn không nên tích trữ bởi chúng rất không tốt cho sức khoẻ.
1. Kẹo cân nhiều màu sắc
Tại các khu chợ trong dịp giáp Tết, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những quầy hàng bán loại kẹo được đóng gói thủ công, không có nhãn mác, bán theo kilogram. Loại kẹo này có thể có nhiều hình dạng và màu sắc bắt mắt, nhưng tuy, bạn tuyệt đối nên tránh xa.
Đây thường là loại kẹo được gia công tại các xưởng nhỏ, sản xuất "chui" mà không có giấy phép, không nhãn mác và không có bảng thành phần. Dù trông chúng có đẹp mắt, nhưng có thể chứa những chất độc hại cho cơ thể như phẩm màu, đường hoá học hoặc các chất bảo quản, hoá chất khác.
2. Viên nhúng lẩu số lượng lớn
Lẩu là món khoái khẩu của nhiều người trong dịp Tết, đặc biệt phù hợp với những buổi tụ tập gia đình, bạn bè trong thời tiết giá lạnh. Viên nhúng lẩu trở thành thực phẩm tiện lợi khi bạn có thể tích trữ chúng và sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào. Đó là còn chưa kể tới việc sản phẩm này có nhiều màu sắc bắt mắt và hương vị hấp dẫn.
Tuy nhiên, viên nhúng lẩu không phải lúc nào cũng tốt. Nếu là loại được bán tràn lan, đóng túi sơ sài, không nhãn mác thì chắc chắn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Từ góc độ lựa chọn nguyên liệu thô, thường khó đảm bảo độ tin cậy và an toàn của nguồn thực phẩm này khi được chế biến với số lượng lớn. Để giảm chi phí, một số doanh nghiệp vô đạo đức có thể chọn thịt kém chất lượng, thậm chí hư hỏng làm nguyên liệu. Ngoài ra, môi trường chế biến có thể không đáp ứng yêu cầu vệ sinh, dẫn đến sản phẩm bị nhiễm bẩn.
Ngoài ra, để cải thiện hương vị của sản phẩm và kéo dài thời hạn sử dụng, nhiều loại viên nhúng lẩu số lượng lớn được bổ sung quá nhiều phụ gia thực phẩm. Chẳng hạn như chất bảo quản, chất tạo màu, chất điều vị,… Nếu sử dụng quá mức trong thời gian dài sẽ rất có hại cho cơ thể.
3. Các loại thịt khô, thịt gác bếp không rõ nguồn gốc
Trong dịp Tết Nguyên Đán, thịt bò khô, thịt trâu gác bếp, thịt lợn sấy... là món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Do quá trình chế biến khá phức tạp, đòi hỏi thời gian và công sức, nên nhiều bà nội trợ chọn cách mua sẵn để tiện lợi.
Tuy nhiên, thịt khô, thịt gác bếp lại là sản phẩm dễ bị làm giả, dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm nhất. Để chạy theo lợi nhuận, nhiều gian thương đã dùng thịt kém chất lượng, thịt ôi thiu, thậm chí là thịt "lợn giả bò", tẩm ướp cùng các loại gia vị để đánh lừa người tiêu dùng.
Dù sản phẩm có thể trông rất bắt mắt, mùi vị cũng hấp dẫn, nhưng lại chứa rất nhiều phụ gia độc hại. Do đó, đối với các loại thịt khô, thịt gác bếp, bạn nên mua tại cơ sở uy tín, có kiểm định chất lượng.
4. Ô mai, hoa quả khô
Cũng giống như kẹo bánh, ô mai, hoa quả khô là những món ngon không thể thiếu trong ngày Tết. Thế nhưng đây lại là những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao nhất. Nếu không được bảo quản tốt, ô mai, quả khô rất dễ bị mốc, hỏng, sinh ra những chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Thêm vào đó, trong ô mai, hoa quả khô thường chứa lượng đường rất cao, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ, cả trẻ em lẫn người cao tuổi. Đồng thời, để giữ ô mai, hoa quả khô lâu biến chất, nhiều nhà sản xuất đã cho thêm chất bảo quản, chất tạo màu, đường hoá học... đây đều là yếu tố có thể tích tụ thành bệnh lý sau này.