Ngày An toàn thực phẩm Thế giới: Những nhóm thực phẩm này là nguyên nhân của hơn 200 bệnh
Thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh – từ tiêu chảy đến các bệnh mãn tính như ung thư.
Thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh
Sáng nay ngày 7/6, Bộ Y tế Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Grab với sự hỗ trợ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Lễ hưởng ứng" Ngày An toàn thực phẩm" Thế giới lần thứ nhất năm 2019 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Thành Phong - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm phát biểu tại sự kiện.
Ngày An toàn thực phẩm Thế giới mùng 7 tháng 6 là một sáng kiến mới, được Liên Hợp Quốc thông qua tại Cuộc họp Đại hội đồng ngày 20/12/2018. Và năm 2019 là năm đầu tiên các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cùng nhau tổ chức Ngày An toàn thực phẩm Thế giới.
Chủ đề của năm nay là Chủ đề này khẳng định: An toàn thực phẩm là sự chia sẻ trách nhiệm giữa chính phủ, nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Do đó, mỗi người, mỗi đối tượng đều đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong đảm bảo an toàn thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn.
Các gian hành tại lễ phát động.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, năm 2019 là năm đầu tiên các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam cùng nhau tổ chức ngày An toàn Thực phẩm Thế giới. Bảo đảm an toàn thực phẩm tại Việt Nam là một thách thức do nhịp độ phát triển kinh tế nhanh của đất nước.
Những căn bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra đã cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, đặt gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và gây tổn hại cho nền kinh tế, lĩnh vực du lịch và thương mại quốc gia. Thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh – từ tiêu chảy đến các bệnh mãn tính như ung thư.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Chiến lược quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và Luật an toàn thực phẩm đã xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bộ ngành liên quan đến an toàn thực phẩm.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Việt Nam đã được xây dựng theo hướng hài hòa và cập nhật với các hệ thống quản lý tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Mạng lưới các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương đã được thiết lập và vận hành hiệu quả tại tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước.