Ngăn chặn hội chứng viêm đường hô hấp MERS-CoV vào Việt Nam
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông đã có mặt ở một số nước Châu Á. Ngày 22/5 Bộ Y tế đã có công điện khẩn gửi các tỉnh, thành trên cả nước về công tác phòng chống dịch.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến thời điểm hiện tại, thế giới ghi nhận 1.119 người nhiễm MERS-CoV khiến ít nhất 423 người đã tử vong. Đến nay, có 25 quốc gia ghi nhận bệnh nhân MERS-CoV, trong đó có 3 quốc gia Châu Á, gồm: Malaysia, Philippines và Hàn Quốc.
Ngày 20/5/2015, Bộ Y tế Hàn Quốc thông báo xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút Corona gây Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) sau khi người này trở về từ Bahrain.
Bệnh nhân là nam giới, 68 tuổi, ở Bahrain từ ngày 18/4 đến ngày 3/5 và có tham gia công việc liên quan đến nông trại, sau đó trở về Hàn Quốc ngày 4/5 qua Qatar. Hiện tình trạng bệnh nhân ổn định sau khi được điều trị triệu chứng sốt, ho.
Trước tình hình lây lan gia tăng đáng ngại về số người mắc MERS-COV trên thế giới nói chung và các nước Châu Á nói riêng, Bộ Y tế đã có công điện khẩn đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có cửa khẩu cần chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, đặc biệt có nguy cơ cao như công dân, người lao động, hành khách du lịch, tiếp xúc, làm công việc nông trại liên quan đến lạc đà thuộc các quốc gia khu vực Trung Đông.
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông đã có mặt ở một số nước Châu Á. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, Sở Y tế cần tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, điều trị và các biện pháp phòng dịch tại cộng đồng. Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế cần sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có dịch; chuẩn bị sẵn các nguồn lực cho công tác phòng chống MERS – Cov.
Các tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn liên ngành đi kiểm tra, hỗ trợ các đơn vị liên ngành tại cửa khẩu, khắc phục các tồn tại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo kịp thời, phù hợp; tập trung cao độ các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV ngay tại khu vực cửa khẩu.
Chính quyền các cấp, các ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội huy động quần chúng nhân dân phối hợp với ngành y tế triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống MERS-CoV trên địa bàn nếu có trường hợp xâm nhập vào Việt Nam.
Tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo chính thức về số lượng người đến và đi từ các nước Trung Đông. Dù vậy, du khách đến khách đến Việt Nam lao động, học tập và du lịch từ các nước này không nhỏ và nhiều người Việt cũng từ các nước Trung Đông trở về nên MERS-CoV có thể vào nước ta bất cứ lúc nào.
Theo các chuyên gia y tế cho biết, MERS-CoV thuộc nhóm virus Corona, cùng họ với virus SARS. Tuy không lây lan nhanh như SARS nhưng bệnh nguy hiểm không kém. Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38 độ, ho, khó thở, tổn thương nhu mô phổi… Gần 30% ca bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên rất khó chẩn đoán, cách ly sớm. Bệnh nhân suy hô hấp nặng lại diễn tiến rất nhanh, gây suy đa phủ tạng và dễ tử vong. Trong khi đó, trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV.
Ngày 20/5/2015, Bộ Y tế Hàn Quốc thông báo xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút Corona gây Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) sau khi người này trở về từ Bahrain.
Bệnh nhân là nam giới, 68 tuổi, ở Bahrain từ ngày 18/4 đến ngày 3/5 và có tham gia công việc liên quan đến nông trại, sau đó trở về Hàn Quốc ngày 4/5 qua Qatar. Hiện tình trạng bệnh nhân ổn định sau khi được điều trị triệu chứng sốt, ho.
Trước tình hình lây lan gia tăng đáng ngại về số người mắc MERS-COV trên thế giới nói chung và các nước Châu Á nói riêng, Bộ Y tế đã có công điện khẩn đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có cửa khẩu cần chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, đặc biệt có nguy cơ cao như công dân, người lao động, hành khách du lịch, tiếp xúc, làm công việc nông trại liên quan đến lạc đà thuộc các quốc gia khu vực Trung Đông.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cần tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, điều trị và các biện pháp phòng dịch tại cộng đồng. Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế cần sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có dịch; chuẩn bị sẵn các nguồn lực cho công tác phòng chống MERS – Cov.
Các tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn liên ngành đi kiểm tra, hỗ trợ các đơn vị liên ngành tại cửa khẩu, khắc phục các tồn tại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo kịp thời, phù hợp; tập trung cao độ các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV ngay tại khu vực cửa khẩu.
Chính quyền các cấp, các ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội huy động quần chúng nhân dân phối hợp với ngành y tế triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống MERS-CoV trên địa bàn nếu có trường hợp xâm nhập vào Việt Nam.
Tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo chính thức về số lượng người đến và đi từ các nước Trung Đông. Dù vậy, du khách đến khách đến Việt Nam lao động, học tập và du lịch từ các nước này không nhỏ và nhiều người Việt cũng từ các nước Trung Đông trở về nên MERS-CoV có thể vào nước ta bất cứ lúc nào.
Theo các chuyên gia y tế cho biết, MERS-CoV thuộc nhóm virus Corona, cùng họ với virus SARS. Tuy không lây lan nhanh như SARS nhưng bệnh nguy hiểm không kém. Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38 độ, ho, khó thở, tổn thương nhu mô phổi… Gần 30% ca bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên rất khó chẩn đoán, cách ly sớm. Bệnh nhân suy hô hấp nặng lại diễn tiến rất nhanh, gây suy đa phủ tạng và dễ tử vong. Trong khi đó, trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV.