Ngại hóa chất, chị em mê tít mỹ phẩm handmade
Hiện nay, trên mạng rộ mốt kinh doanh các loại mỹ phẩm handmade được quảng cáo là 100% thiên nhiên. Nhiều người đã hưởng ứng sử dụng các sản phẩm này, nhưng liệu chúng có hoàn toàn vô hại với sức khỏe chị em?
Mỹ phẩm handmade hút hàng
Mỹ phẩm handmade có nguồn gốc thiên nhiên là một biện pháp làm đẹp mới đang được nhiều chị em lựa chọn, nhất là khi mối lo về mỹ phẩm có hàm lượng hóa chất vượt mức cho phép càng tăng.
Với việc dễ dàng tìm kiếm công thức pha chế, địa chỉ tìm mua thành phần nguyên liệu, cách vệ sinh dụng cụ đựng, cách bảo quản thành phẩm… được chia sẻ trên các trang web, mạng xã hội, nhiều người có năng khiếu, sự tỉ mỉ và thời gian nhàn rỗi đã tự chế các loại mỹ phẩm thông dụng để kinh doanh.
Các shop online, cá nhân bán mỹ phẩm handmade thi nhau mọc lên như nấm, tích cực quảng cáo với hình ảnh vô cùng bắt mắt qua các trang thương mại điện tử, Facebook, các diễn đàn dành cho phụ nữ. Những sản phẩm mỹ phẩm handmade được bán cũng rất đa dạng, từ kem dưỡng da, xà phòng, sữa tắm, son dưỡng môi cho đến nước hoa khô, dầu dưỡng tóc, mỹ phẩm đặc trị thâm môi, thâm quầng mắt, làm mờ nếp nhăn, tẩy tế bào chết...
Những lời "có cánh" quảng cáo son dưỡng môi của một shop online. Shop này còn khẳng định: "Sản phẩm sử dụng tốt nhất trong 18 tháng kể từ ngày sản xuất". (Ảnh chụp màn hình)
Một shop tương tự khác cũng tại thành phố Hồ Chí Minh ngoài việc đặt tên thương hiệu và chú ý đến việc vẽ logo, in tem mác để dán lên tất cả sản phẩm của mình còn không quên chia sẻ những “bí mật” trong quá trình chế biến như: “Sản xuất thủ công tại nhà bằng nguyên liệu dừa già (không phải dừa khô), nạo vắt bằng tay và nấu bằng bếp gas, chai thủy tinh dày, loại tốt, đóng bằng nút bần chứ không đựng trong chai nhựa; sản phẩm dầu dừa của shop sau khi làm xong, để nguội sẽ được đổ trực tiếp vào chai thủy tinh đã được súc, rửa tráng nước nóng rồi đậy kín ngay lập tức, không qua quá trình pha chế hoặc chiết qua nhiều bình chứa khác nhau để đảm bảo vệ sinh”.
Những hình ảnh trực quan về sản phẩm được tung lên để "câu khách". (Ảnh chụp màn hình)
Mỗi "nhà sản xuất" đều có chiêu riêng để khiến sản phẩm của mình trở nên độc đáo. (Ảnh chụp màn hình)
Cơ sở này bật mí thêm, mỗi người “chế tạo” sản phẩm, ngoài việc sử dụng những công thức và nguyên liệu cơ bản còn có những bí quyết riêng để tạo cho sản phẩm những hương vị, màu sắc hoặc hình dạng khác nhau, đảm bảo “không đụng hàng”. Mặt khác, khi khách có yêu cầu, người làm mỹ phẩm có thể thay đổi linh hoạt độ mềm dẻo của sản phẩm, mùi hương hay cách đóng gói cho phù hợp.
Không chỉ các cá nhân, shop online, nhiều thẩm mỹ viện, spa cũng tự chế mỹ phẩm để phục vụ khách hàng. Nhiều spa ở Hà Nội “nổi như cồn” với dòng sản phẩm này, thậm chí còn “cháy hàng”, như một spa “giải trình” với khách về chuyện chưa có mặt hàng kem trị mụn, trị thâm trên Facebook: “Mỗi sản phẩm của mình bán ra là phải test trong một khoảng thời gian nhất định, có hiệu quả mới dám bán ra thị trường. Chưa kể kem này còn là kem đặt hàng riêng, mình mới thử một số lượng nhỏ nên nếu làm nhiều thì cần thời gian”.
Thiên nhiên không hẳn đã an toàn
Ngoài chuyện nương theo thị hiếu của khách để kinh doanh, khả năng thu lãi cao khi bán mỹ phẩm handmade cũng khiến nhiều cửa hàng ăn nên làm ra. Tham khảo giá nguyên liệu làm mỹ phẩm được rao bán online và tính toán theo công thức, không khó để thấy chi phí để làm mỹ phẩm homemade khá rẻ.
Các nguyên liệu tự nhiên như dầu olive, sáp quả bơ, dừa cho đến hương liệu, màu… đều được bán khá sẵn trên thị trường. Cộng cả các chi phí như quảng cáo online, phí giao hàng, nhiên liệu chế biến, in ấn, một thỏi son thành phẩm phải mất trung bình khoảng 15.000 – 20.000 đồng/thỏi 8ml tùy loại, trong khi giá bán dao động từ 35.000 – 80.000 đồng/thỏi; sản xuất một hộp nước hoa khô 5 ml sẽ ngốn khoảng 20.000 – 35.000 đồng/hộp, còn giá bán dao động từ 80.000 – 100.000 đồng/hộp…
Các sản phẩm khác như dầu dừa, dấm táo cũng có thể đem lại lãi suất từ 150 – 250% cho người sản xuất.
Không khó để mua nguyên liệu và phụ liệu dùng làm mỹ phẩm. (Ảnh chụp màn hình)
Từ phẩm màu ... (Ảnh chụp màn hình)
... cho đến mùi hương đều được quảng cáo là an toàn, tự nhiên. (Ảnh chụp màn hình)
Mặt khác, độ bền của sản phẩm handmade cũng khó được như các sản phẩm công nghiệp. Son handmade không được bền màu, dễ bị rửa trôi, các loại nước hoa khô có thời gian lưu hương ngắn, mùi hương không đượm. Tuy nhiên, người tiêu dùng dễ thông cảm, bởi người làm cũng phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian.
Và không sử dụng hóa chất bảo quản thì chuyện mau phai là dễ chấp nhận. Điều đáng bàn ở đây là, liệu mỹ phẩm handmade được quảng cáo làm bằng 100% nguyên liệu thiên nhiên có tuyệt đối an toàn với người sử dụng không?
Mặt khác, không phải người bán hàng nào cũng nắm được quy trình sản xuất, hiểu biết cặn kẽ về thành phần, sự kết hợp giữa chúng cũng như nguy cơ dị ứng với các thành phần cấu tạo da, các loại da khác nhau. Với công thức được “rỉ tai” trên mạng hoặc kinh nghiệm, không có gì đảm bảo người làm mỹ phẩm handmade sẽ không xảy ra sai sót trong việc chọn lọc nguyên liệu, bảo quản và pha chế, tránh hoàn toàn chuyện sản phẩm có thể bị biến chất, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Liệu có mối họa nào đang tiềm tàng trong những sản phẩm mỹ phẩm handmade? (Ảnh chụp màn hình)
Tính chất 100% thiên nhiên, không sử dụng chất bảo quản của mỹ phẩm handmade là lý do hàng đầu để người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm này, nhưng đó cũng là một bất lợi khi chúng có “tuổi thọ” thấp, ít khả năng kháng khuẩn và rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Một số nguyên liệu thiên nhiên còn có thể gây dị ứng với da nhạy cảm hoặc có những độc tố có hại cho da. Đó là chưa kể đến chuyện, mỹ phẩm handmade khó có thể 100% tự nhiên khi chúng vẫn phải dùng một số tinh dầu, hương liệu, phẩm màu được tổng hợp từ các chất hóa học.
Trên các diễn đàn có chia sẻ kinh nghiệm làm và sử dụng mỹ phẩm handmade, một số thành viên đã chia sẻ chuyện mình bị dị ứng, mụn rộp và phải điều trị da liễu khi sử dụng các mỹ phẩm dạng này. Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi sản phẩm 100% thiên nhiên lại có thể gây hại cho mình. Một số “nhà sản xuất” mỹ phẩm handmade đã đưa ra khuyến cáo các khách hàng nên bảo quản sản phẩm trong tủ lạnh ở ngăn riêng và nên thử kích ứng trước khi dùng.
Mỹ phẩm handmade có nguồn gốc thiên nhiên là một biện pháp làm đẹp mới đang được nhiều chị em lựa chọn, nhất là khi mối lo về mỹ phẩm có hàm lượng hóa chất vượt mức cho phép càng tăng.
Với việc dễ dàng tìm kiếm công thức pha chế, địa chỉ tìm mua thành phần nguyên liệu, cách vệ sinh dụng cụ đựng, cách bảo quản thành phẩm… được chia sẻ trên các trang web, mạng xã hội, nhiều người có năng khiếu, sự tỉ mỉ và thời gian nhàn rỗi đã tự chế các loại mỹ phẩm thông dụng để kinh doanh.
Các shop online, cá nhân bán mỹ phẩm handmade thi nhau mọc lên như nấm, tích cực quảng cáo với hình ảnh vô cùng bắt mắt qua các trang thương mại điện tử, Facebook, các diễn đàn dành cho phụ nữ. Những sản phẩm mỹ phẩm handmade được bán cũng rất đa dạng, từ kem dưỡng da, xà phòng, sữa tắm, son dưỡng môi cho đến nước hoa khô, dầu dưỡng tóc, mỹ phẩm đặc trị thâm môi, thâm quầng mắt, làm mờ nếp nhăn, tẩy tế bào chết...
Một quảng cáo trên mạng của cửa hàng bán mỹ phẩm handmade. (Ảnh chụp màn hình)
Một shop kinh doanh mỹ phẩm hanmade tại thành phố Hồ Chí Minh quảng cáo về sản phẩm son dưỡng môi trên mạng như sau: “Hưởng ứng phong trào 3 không: không hóa chất, không chất tạo màu, không chất tạo mùi, được làm hoàn toàn từ mật ong nguyên chất (made in Vietnam), dầu nành, dầu quả bơ, dầu jojoba... Không những không làm thâm – khô - nứt môi mà còn cung cấp độ ẩm và các thành phần làm môi mềm, mượt...”
Để lý giải về hạn sử dụng ngắn (từ 2 – 3 tháng) của sản phẩm này, chủ shop trấn an khách hàng: “Sản phẩm của mình được làm thủ công tại nhà, không có hóa chất… Mình cũng bảo đảm với các bạn, hàng đến tay các bạn là hàng mới nhất, vì số lượng mỗi đợt mình làm rất hạn chế”.
Để lý giải về hạn sử dụng ngắn (từ 2 – 3 tháng) của sản phẩm này, chủ shop trấn an khách hàng: “Sản phẩm của mình được làm thủ công tại nhà, không có hóa chất… Mình cũng bảo đảm với các bạn, hàng đến tay các bạn là hàng mới nhất, vì số lượng mỗi đợt mình làm rất hạn chế”.
Những lời "có cánh" quảng cáo son dưỡng môi của một shop online. Shop này còn khẳng định: "Sản phẩm sử dụng tốt nhất trong 18 tháng kể từ ngày sản xuất". (Ảnh chụp màn hình)
Những hình ảnh trực quan về sản phẩm được tung lên để "câu khách". (Ảnh chụp màn hình)
Theo một shop mỹ phẩm handmade ở quận Ba Đình, Hà Nội, các dòng sản phẩm này đang rất “hot”, nhất là với đối tượng phụ nữ trẻ. Cửa hàng này lý giải, sở dĩ có “cơn sốt” sử dụng và kinh doanh mỹ phẩm handmade là bởi sản phẩm này được tiếng là có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không có hoặc hạn chế hóa chất. Mặt khác, giá cả cũng “mềm” hơn hẳn so với các loại mỹ phẩm có thương hiệu, còn so với mỹ phẩm giá rẻ được bán trôi nổi, không nguồn gốc xuất xứ, dù giá nhỉnh hơn một chút nhưng lại an toàn hơn.
Mỗi "nhà sản xuất" đều có chiêu riêng để khiến sản phẩm của mình trở nên độc đáo. (Ảnh chụp màn hình)
Không chỉ các cá nhân, shop online, nhiều thẩm mỹ viện, spa cũng tự chế mỹ phẩm để phục vụ khách hàng. Nhiều spa ở Hà Nội “nổi như cồn” với dòng sản phẩm này, thậm chí còn “cháy hàng”, như một spa “giải trình” với khách về chuyện chưa có mặt hàng kem trị mụn, trị thâm trên Facebook: “Mỗi sản phẩm của mình bán ra là phải test trong một khoảng thời gian nhất định, có hiệu quả mới dám bán ra thị trường. Chưa kể kem này còn là kem đặt hàng riêng, mình mới thử một số lượng nhỏ nên nếu làm nhiều thì cần thời gian”.
Thiên nhiên không hẳn đã an toàn
Ngoài chuyện nương theo thị hiếu của khách để kinh doanh, khả năng thu lãi cao khi bán mỹ phẩm handmade cũng khiến nhiều cửa hàng ăn nên làm ra. Tham khảo giá nguyên liệu làm mỹ phẩm được rao bán online và tính toán theo công thức, không khó để thấy chi phí để làm mỹ phẩm homemade khá rẻ.
Các nguyên liệu tự nhiên như dầu olive, sáp quả bơ, dừa cho đến hương liệu, màu… đều được bán khá sẵn trên thị trường. Cộng cả các chi phí như quảng cáo online, phí giao hàng, nhiên liệu chế biến, in ấn, một thỏi son thành phẩm phải mất trung bình khoảng 15.000 – 20.000 đồng/thỏi 8ml tùy loại, trong khi giá bán dao động từ 35.000 – 80.000 đồng/thỏi; sản xuất một hộp nước hoa khô 5 ml sẽ ngốn khoảng 20.000 – 35.000 đồng/hộp, còn giá bán dao động từ 80.000 – 100.000 đồng/hộp…
Các sản phẩm khác như dầu dừa, dấm táo cũng có thể đem lại lãi suất từ 150 – 250% cho người sản xuất.
Không khó để mua nguyên liệu và phụ liệu dùng làm mỹ phẩm. (Ảnh chụp màn hình)
Từ phẩm màu ... (Ảnh chụp màn hình)
... cho đến mùi hương đều được quảng cáo là an toàn, tự nhiên. (Ảnh chụp màn hình)
Và không sử dụng hóa chất bảo quản thì chuyện mau phai là dễ chấp nhận. Điều đáng bàn ở đây là, liệu mỹ phẩm handmade được quảng cáo làm bằng 100% nguyên liệu thiên nhiên có tuyệt đối an toàn với người sử dụng không?
Hầu hết các shop bán mỹ phẩm handmade đều tự tin khẳng định "100% thiên nhiên, cực kì an toàn cho sức khỏe". (Ảnh chụp màn hình)
Điều dễ thấy là các sản phẩm handmade đều được đóng gói khá thô sơ, không có nhãn mác hoặc nhãn mác in thủ công, không có ghi chú về thành phần, ngày sản xuất và quan trọng hơn là không được qua bất cứ sự kiểm nghiệm của cơ quan y tế nào, vì thế, người tiêu dùng không nhận được bất kỳ sự đảm bảo nào về chất lượng và trách nhiệm của “nhà sản xuất”. Nếu xảy ra vấn đề trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng cũng khó có thể “bắt vạ” người kinh doanh. Mặt khác, không phải người bán hàng nào cũng nắm được quy trình sản xuất, hiểu biết cặn kẽ về thành phần, sự kết hợp giữa chúng cũng như nguy cơ dị ứng với các thành phần cấu tạo da, các loại da khác nhau. Với công thức được “rỉ tai” trên mạng hoặc kinh nghiệm, không có gì đảm bảo người làm mỹ phẩm handmade sẽ không xảy ra sai sót trong việc chọn lọc nguyên liệu, bảo quản và pha chế, tránh hoàn toàn chuyện sản phẩm có thể bị biến chất, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Liệu có mối họa nào đang tiềm tàng trong những sản phẩm mỹ phẩm handmade? (Ảnh chụp màn hình)
Một số nguyên liệu thiên nhiên còn có thể gây dị ứng với da nhạy cảm hoặc có những độc tố có hại cho da. Đó là chưa kể đến chuyện, mỹ phẩm handmade khó có thể 100% tự nhiên khi chúng vẫn phải dùng một số tinh dầu, hương liệu, phẩm màu được tổng hợp từ các chất hóa học.
Trên các diễn đàn có chia sẻ kinh nghiệm làm và sử dụng mỹ phẩm handmade, một số thành viên đã chia sẻ chuyện mình bị dị ứng, mụn rộp và phải điều trị da liễu khi sử dụng các mỹ phẩm dạng này. Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi sản phẩm 100% thiên nhiên lại có thể gây hại cho mình. Một số “nhà sản xuất” mỹ phẩm handmade đã đưa ra khuyến cáo các khách hàng nên bảo quản sản phẩm trong tủ lạnh ở ngăn riêng và nên thử kích ứng trước khi dùng.