Nếu gia đình bạn mãi chưa giàu, 6 câu nói của Lưu Bá Ôn sẽ khiến bạn hiểu nguyên nhân và khắc phục ngay tức khắc!
"Một người giàu thì không tính là giàu, cả nhà giàu thì mới gọi là giàu có thật sự". Nhà là xuất phát điểm của mọi người và cũng là điểm cuối cùng để chúng ta quay trở về. Do đó, chúng ta phải tìm cách làm cho gia đình mình giàu có. Đó mới là giàu bền vững.
Còn nếu gia đình bạn mãi không giàu, hãy đọc ngay 6 câu nói này của Lưu Bá Ôn, bạn sẽ hiểu nguyên nhân.
1. Buông bỏ hư vinh, cần cù chăm chỉ mới là trí tuệ bậc nhất
Từ bỏ hư vinh danh lợi, chấp nhận bản chất thật của sự vật, đó mới là trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều người nghèo vẫn cố sống chết để giữ thể diện, hơn nữa còn vì chút mặt mũi mà làm nhiều chuyện không hợp lý, tiêu tốn tiền của.
Một số cha mẹ nhìn thấy con cái nhà hàng xóm có quần áo mới, họ cũng sẽ mua một cái cho con của họ, nếu không họ sẽ cảm thấy con họ thật đáng thương, ra đường dễ bị người khác khinh khi. Cũng có một số người trung niên, khi ra xã hội thường rất thích mời người khác ăn cơm. Số lượng người họ tương tác càng nhiều thì chi phí bỏ ra cũng càng lớn. Tuy nhiên, những thứ đó lại chẳng mang lại lợi ích gì cho họ cả.
Nghiêm Giới Hòa, một doanh nhân, từng nói: "Khi làm việc lớn thì chúng tôi không bao giờ sợ xấu hổ. Da mặt phải dày một chút, thậm chí là xé xuống, bỏ nó sang một góc, giẫm đạp lên cũng không sao."
Cho nên, bỏ thể diện xuống, thành thật sống cuộc sống của bạn. Bất kể là đi tìm việc thì cũng không nên kén cá chọn canh, cuộc sống sẽ tự khắc tốt lên.
2. Muốn bồi đắp thì phải gia tăng "sản xuất"
Hãy thử hỏi xem, tại sao gia đình bạn hết năm này qua năm khác mà vẫn không có dư? Nguyên nhân chỉ đơn giản là do chi tiêu đã vượt quá mức thu nhập.
Những hộ nhà giàu khi mới lập nghiệp, không phải là do họ có thu nhập cao, mà là do họ biết quản lý tài chính của mình. Kể cả một cá nhân còn cần phải biết tính toán lâu dài, thì một gia đình càng cần phải biết lập ra kế hoạch dài hạn cho mình, tuyệt đối đừng mang theo tư duy "sống ngày nào tính ngày đó".
Lợi ích của việc tiết kiệm chính là tạo tiền đề cho những nhu cầu đầu tư về sau, hơn nữa trong tương lai còn có thể cho con cháu nhiều cơ hội làm giàu hơn. Nếu chúng ta cứ quen với việc tiêu xài sạch túi thì thế hệ về sau cũng sẽ như thế. Từ đó tạo ra một chuỗi hiệu ứng domino, khó mà làm giàu.
3. Vợ chồng đồng cam cộng khổ, đó mới là đạo trời
Vào thời xưa, các ông chồng thường không thích có những người vợ yếu ớt, bệnh tật, họ xem đó là điềm xui xẻo. Cũng có những người phụ nữ, bởi vì không có khả năng sinh con nên đã bị trả về lại nhà mẹ đẻ.
Hiện nay, chúng ta đã không còn ở trong thời đại nam tôn nữ ti nữa rồi, người người đều bình đẳng, thế nhưng sự phân chia giai cấp trong hôn nhân vẫn còn chưa chấm dứt. Khi vợ chồng bắt đầu thiếu sự thấu hiểu và lạnh nhạt, mỗi người sẽ tự đi tìm người thứ ba cho riêng mình, hoặc là bắt đầu tiếp nhận sự cám dỗ từ bên ngoài.
Khi tình trạng ly hôn diễn ra, tài sản sẽ bị chia làm hai, con cái bắt đầu sống khốn khổ, một gia đình như thế thì làm sao có thể giàu được? Khi một trong hai vợ chồng bị bệnh, chỉ cần người còn lại chịu ở bên chăm sóc không rời, giai đoạn khó khăn chắc chắn sẽ sớm đi qua, lâu ngày cũng sẽ trở nên giàu có.
Như câu: "Gia hòa vạn sự hưng." Mọi chuyện đều bắt nguồn từ ngôi nhà của chính mình.
4. Tùy theo sức mình mà làm điều sở trường, hợp lực cùng nhau
Vạn vật đều có giá trị riêng của nó.
Tôi từng đọc một câu chuyện nhỏ như thế này. Trong một gia đình nọ, cả 3 ba anh em đều khiếm khuyết, người mẹ rất buồn rầu, thế nhưng người cha lại rất lạc quan.
Bởi vì ông nghĩ: Người con trai cả không thể đi lại, nhưng lại biết vẽ, tự nuôi mình bằng cách bán tranh; người con trai thứ hai không thể cử động tay, nhưng đôi chân của anh ta rất linh hoạt. Trên sân đấu, anh ta đã giành được huy chương; bàn tay và bàn chân của người con trai út đều không thể dùng được, nhưng giọng của anh ta rất hay, nên đã dựa vào nghề hát để kiếm sống.
Các gia đình mãi không giàu, lý do thường là họ không nhìn thấy thế mạnh của từng thành viên trong gia đình, không có sự hỗ trợ lẫn nhau. Điểm mấu chốt chính là "lao động, kỹ năng và nguồn lực tài chính", ba thứ này kết hợp lại với nhau mới có thể thuận lợi phát triển. Sự dung hòa, đảm nhiệm đúng vị trí của mỗi thành viên là rất quan trọng.
5. Hạn chế cầu cứu người khác, tự vượt qua
Thuyền trên nước chuyển động, không phải do thuyền động, mà là do nước chảy tác động lên thuyền. Người xưa thường đi theo dòng nước, nhưng ngày nay người ta đã không còn như thế nữa, họ phát minh ra một động cơ có thể đẩy thuyền đi bất kỳ phương hướng nào mà họ muốn.
Hãy nghĩ thử xem, "động cơ đẩy thuyền" của gia đình bạn nằm ở đâu?
Đừng cứ mãi phàn nàn xã hội bất công, chẳng ai giúp đỡ mình. Điều bạn cần làm chính là tự dựa vào gia đình mình, hãy nghĩ xem làm thế nào để tạo ra giá trị. Nếu bạn có một "động cơ", bạn có thể đi ngược dòng nước, xã hội dù có lại hỗn loạn, thì bạn vẫn sẽ đứng vững một phương.
6. Cảnh do tâm sinh, biết đủ là hạnh phúc
Chuyện kể ngày xưa, một người đàn ông tên là Trịnh Tử chạy trốn vào vùng ngoại thành hoang dã đã gặp một người nông dân cho anh ta một bát súp đậu, anh ta ăn cảm giác rất ngon, như thể bát súp này là sơn trân mỹ vị vậy. Sau này khi làm quan rồi, anh liền trở lại nhà của người nông dân kia, nhưng bát súp đậu đó đã không còn mùi vị như xưa.
Có lẽ gia đình bạn không phải là không giàu có, chỉ là do bạn dục vọng quá nhiều mà thôi. Mỗi chúng ta đều nên học cách biết đủ, hài lòng với những gì mình đang có và phấn đấu đến tương lai tươi sáng một cách lành mạnh hơn.
Gia đình muốn phát tài thì cần phải có nhân lực và cả nhân tình. Chỉ cần cả nhà đồng tâm hiệp lực, qua những ngày tháng "khổ tận", ắt sẽ đến hồi "cam lai".
(Theo Toutiao)