Nếu con không chú ý vì tăng động, cha mẹ hãy áp dụng ngay 7 bí kíp giúp bé vượt qua ám ảnh mang tên "bài tập về nhà"

M52,
Chia sẻ

Với một đứa trẻ bình thường, khi dạy con học cha mẹ đã cảm thấy điên đầu. Với những đứa trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, giúp con hoàn thành bài tập về nhà càng đáng sợ. Tuy nhiên, nếu áp dụng 7 bí kíp này thì cha mẹ và trẻ sẽ dễ dàng vượt qua hơn.

1. Chuẩn bị góc học tập yên tĩnh

Trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ dễ mất tập trung do tác động bên ngoài. Do đó, cha mẹ cần tạo môi trường yên tĩnh để con làm bài tập về nhà. Góc học tập của các bé nên ở nơi nhiều ánh sáng, yên tĩnh tuyệt đối. Nếu có thể, cha mẹ nên cách ly con với anh chị em, vật nuôi trong nhà, tiếng TV, điện thoại, đồ chơi… khi đang học.

2. Lập thời gian biểu và nhắc nhở trẻ thực hiện

Vì khả năng tập trung không tốt, do đó cha mẹ nên dùng nhiều cách để giúp con hoàn thành bài tập về nhà. Và việc lên thời gian biểu, lịch trình cụ thể sẽ dễ dàng giúp các bé theo dõi. Nhắc nhở trẻ hàng ngày giúp con tạo thói quen và tuân thủ đúng kế hoạch đặt ra.

Nếu con không chú ý vì tăng động, cha mẹ hãy áp dụng ngay 7 bí kíp giúp bé vượt qua ám ảnh mang tên "bài tập về nhà" - Ảnh 1.

3. Cha mẹ cần kiên nhẫn, hướng dẫn trẻ đơn giản, rõ ràng, cụ thể

Biểu hiện thường thấy của các bé mắc chứng tăng động giảm chú ý đó là không cẩn thận, không tỉ mỉ, hay gây sai sót và gặp khó khăn khi tuân theo sự chỉ dẫn, sai bảo từ người lớn. 

Do đó, cha mẹ khi giáo dục con mắc hội chứng này cần cực kì kiên nhẫn, bình tĩnh. Mỗi khi đưa ra yêu cầu với trẻ nên thẳng thắn, trực tiếp, đơn giản và dễ hiểu. Thay vì yêu cầu chung chung "con hãy làm hết bài tập cô giáo giao", cha mẹ nên tách từng phần nhỏ và cùng trẻ hoàn thành. Sau mỗi bài tập, hãy cho con nghỉ ngơi 3-5 phút để giảm bớt căng thẳng.

4. Cài đặt nhắc nhở

Trẻ tăng động giảm chú ý thường hay lơ đãng và khó tập trung sâu, lâu vào một vấn đề. Thậm chí, có khi trẻ sẽ chìm đắm trong thế giới riêng hàng giờ đồng hồ. Cha mẹ có thể cài đặt nhắc nhở qua điện thoại hay đồng hồ, nhằm "đánh thức" con trở về với thực tại nếu đang bị phân tâm.

Nếu con không chú ý vì tăng động, cha mẹ hãy áp dụng ngay 7 bí kíp giúp bé vượt qua ám ảnh mang tên "bài tập về nhà" - Ảnh 2.

5. Xen kẽ giữa bài dễ và bài khó

Việc xen kẽ giúp con không bị nản khi gặp bài khó, cũng không nhanh chán khi làm 1 phát là xong. Sự luân phiên khó - dễ giúp con bớt căng thẳng hơn khi giải quyết bài tập về nhà. 

6. Đặt ra mục tiêu, có khen thưởng và kỷ luật rõ ràng

Khen thưởng và kỷ luật với bất kì đứa trẻ nào đều là cách tốt để con tập trung hoàn thành mục tiêu. Với trẻ tăng động giảm chú ý càng có ý nghĩa giúp các con hoàn thành những yêu cầu của cha mẹ. 

7. Thường xuyên trao đổi với giáo viên của con

Đa phần các phụ huynh thường ngần ngại khi trao đổi với người khác về chứng tăng động của con. Vậy nhưng đây không phải là cách làm hay vì bạn đã đánh mất đi cơ hội để con được giúp đỡ nhiều hơn. Nên trao đổi để thầy cô giáo giúp bạn thực hiện giáo dục hành vi ngay tại trường và bổ sung kiến thức bị thiếu.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.

Cụ thể, có 7 dấu hiệu sau bố mẹ cần lưu ý:

- Không nhận biết được mong muốn của người khác.

- Xáo trộn tình cảm.

- Bồn chồn, không yên.

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

- Thiếu tập trung.

- Hay lơ đễnh.

- Mơ màng.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các khoa học cho rằng chứng rối loạn này có thể liên quan tới các hóa chất trong não. Khi các hóa chất trong não mất cân bằng có thể ảnh hưởng đến hành vi của người bệnh.

Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.

Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.

Nếu con không chú ý vì tăng động, cha mẹ hãy áp dụng ngay 7 bí kíp giúp bé vượt qua ám ảnh mang tên "bài tập về nhà" - Ảnh 5.

Chia sẻ