Năm 2020 hoang tàn của người Úc: Chưa kể đại dịch, trận cháy rừng đại thảm họa hồi đầu năm đã khiến gần 3 TỈ sinh vật khốn khổ

J.D,
Chia sẻ

Thống kê mới đây cho thấy, trận cháy rừng được ví với đại thảm họa mà dân Úc phải hứng chịu hồi cuối 2019 - đầu 2020, gây ra thiệt hại gấp 3 lần so với ước tính trước đó.

Nước Úc hiện tại đang chứng kiến những làn sóng dịch bệnh gia tăng kỷ lục tại nhiều tiểu bang, sau những ngày chống dịch thành công. Tuy nhiên, đây không phải là thảm họa duy nhất mà người Úc phải gánh chịu trong năm 2020.

Còn nhớ hồi cuối năm 2019, đầu 2020, nhiều tiểu bang của Úc đã phải chịu đựng một đợt cháy rừng (bushfire) được ví với đại thảm họa. Hiện tại lửa đã được dập, nhưng theo thống kê mới đưa ra thì sự kiện ấy đã gây ảnh hưởng cực kỳ nặng nề tới hệ sinh thái của đất nước, với tổn hại thực tế gấp 3 lần con số ước tính trước đó.

 - Ảnh 1.

;Ơ`\

Theo nghiên cứu mới nhất của Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF), tổng cộng có gần 3 tỉ cá thể động vật chịu ảnh hưởng từ đợt cháy rừng ấy, bao gồm 143 loài thú, 2,46 tỉ thuộc loài bò sát, 180 triệu loài chim, và 51 triệu cá thể ếch. Chúng hoặc đã chết, hoặc bị thương nặng, hoặc mất đi hoàn toàn môi trường sống sau sự kiện đại thảm họa này.

"Đây là một trong những thảm họa tự nhiên kinh khủng nhất lịch sử hiện đại," - trích lời Dermot O'Gorman, CEO của WWF. "Phát hiện rất đáng kinh ngạc. Thật khó để nghĩ đến một sự kiện nào khác ở bất kỳ đâu trên thế giới có sức hủy diệt kinh khủng như vậy".

Theo thống kê của WWF, ngọn lửa khi đó đã quét qua 11,46ha đất - chủ yếu ở phía đông nam và tây nam Úc, dọc theo khu rừng nhiệt đới phía bắc. Trong khu vực này thì không chỉ cây rừng bị thiêu rụi, mà còn có cả gần 3 tỉ loài vật bản địa chịu ảnh hưởng nữa. Hồi tháng 1/2020 - thời điểm ngọn lửa vẫn đang lan rộng, WWF ước tính có khoảng 1,25 tỉ động vật đã mất mạng. Còn giờ, con số thực tế hóa ra còn lớn hơn như vậy rất nhiều.

Không phải sinh vật nào cũng chết vì lửa. Tuy nhiên xét trên quy mô tàn phá của sự kiện, con số 3 tỉ là hoàn toàn có thể. Chúng bị ảnh hưởng rất nhiều vì ngọn lửa hung hãn ấy, bao gồm cả việc bị thương, mất môi trường sống và không còn thức ăn.

Báo cáo của WWF nhận định, lớp bò sát là các loài chịu ảnh hưởng nặng nhất, với 2,46 cá thể là nạn nhân. Nguyên nhân là vì bò sát thường sinh sống với dân số mật độ dày, thậm chí lên tới 1.500 cá thể/ha đất đối với một số loài. 

Trên thực tế, không thể xác nhận được con số chính xác về các loài đã thiệt mạng do thiếu đi dữ liệu chi tiết, cũng không thể ước tính tác hại từ việc hít phải khói, tro bụi làm ô nhiễm nguồn nước... Nhưng số liệu đang có là đủ để vẽ lên một bức tranh ảm đạm của hệ sinh thái Úc, sau sự kiện cháy rừng 2019/2020. 

Đợt cháy rừng khi ấy được đánh giá là vô tiền khoáng hậu, tuy nhiên bi kịch hơn là trong tương lai, nó sẽ không còn là hiếm gặp nữa. Các ước tính trước đây cho thấy, quá trình biến đổi khí hậu sẽ khiến mùa hè tại Úc có xu hướng nóng và khô hơn, đẩy mạnh nguy cơ cháy rừng lên tới 30%. Rất có khả năng là trong tương lai gần, một sự kiện tương tự sẽ xảy ra.

WWF cho biết, mục đích của báo cáo là để con người có sự chuẩn bị, nhằm giảm đi sự nghiêm trọng của các vụ cháy trong tương lai.

Nguồn: IFL Science

Chia sẻ