Mỳ nào đi với sốt nấy
Mỗi loại mì đi kèm một loại súp và cách chế biến khác nhau, bạn đã biết chọn mì cho món súp ưa thích chưa?
1. Bún gạo
Nguyên liệu chủ yếu là bột gạo, bún gạo thường dùng để chế biến món bún xào hoặc canh bún thịt nạc. Để bún dễ thấm các loại gia vị, trước khi chế biến nên ngâm sơ trong nước ấm vài phút rồi vớt ráo. Xào các loại rau kèm gia vị trước khi cho bún vào đảo đều tay. Nếu ăn với súp, nên ăn khi còn nóng vì để nguội sợi bún bị bở mất ngon.
So với bún, sợi phở mềm và mỏng hơn. Ngoài sợi phở tươi thường thấy, phở khô cũng được dùng để chế biến các món như phở bò, phở Thái… Sợi phở thường kém dai nên chỉ cần chần sơ nước sôi và thưởng thức lúc còn nóng. Cũng có thể dùng sợi phở khô để chế biến món phở xào bò, phở xào hải sản với rau cải ngọt và giá.
3. Mì giòn
Sợi mì đã được tẩm gia vị và chiên giòn nên có màu vàng sẫm, nước súp xương hầm với thịt bò và tôm được xem là “cặp bài trùng” với món mì này. Có thể chần mì qua nước sôi, vớt ráo và xào cùng các loại rau củ khác (giá, cải thìa, cà rốt…).
4. Mì mừng thọ
5. Mì trứng
Thường được dùng để chế biến món mì xào dòn, mì xào hải sản hoặc món mì vịt tiềm nổi tiếng của người Hoa nên mì được xem là một trong những nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực Trung Quốc. Ngoài các món đã kể, mì trứng có thể ăn kèm với lẩu hải sản hoặc lẩu tôm. Nên chần mì qua nước sôi và để ráo trước khi ăn, có thể rưới ít dầu ăn nguyên chất để sợi mì không dính bết vào nhau.
6. Mì đũa