Mứt miền Tây hối hả vào Tết

Kim Hà,
Chia sẻ

Đến hẹn lại lên, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Thời điểm này, các hộ làm mứt Tết cũng tất bật vào vụ để kịp cung ứng ra thị trường những mẻ mứt thơm ngon phục vụ bà con vui Tết.

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 1.

Tết ở miền Tây không thể nào thiếu bánh mứt ngọt ngào từ những loại trái cây quen thuộc của vùng sông nước. Nào là chùm ruột, mãng cầu xiêm, chanh dây, me... (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 2.

Tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, các cơ sở sản xuất mứt phục vụ Tết cũng đang trong giai đoạn cao điểm sản xuất để đưa ra thị trường (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 3.

Dù thời buổi hiện đại, các dây chuyền sản xuất mứt công nghiệp ra đời, cho năng suất cao nhưng ở thị xã Bình Minh vẫn duy trì làm mứt thủ công truyền thống để hương vị mứt xưa mãi được lưu giữ (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 4.

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đầu tháng 9 Âm lịch, các lò mứt ở thị xã Bình Minh bắt đầu vào vụ và kết thúc vào 27 Tết (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 5.

Theo anh Trần Thanh Gian (39 tuổi) chủ một cơ sở mứt tại thị xã Bình Minh, các công đoạn làm mứt của anh hoàn toàn thủ công nên tốn nhiều thời gian mới cho ra một mẻ mứt chất lượng (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 6.

Bất kỳ loại mứt nào cũng phải phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt liên tục trong nhiều ngày liền. Sau đó, tiếp tục đem phơi trong nhà kính, mứt mới ngon (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 7.

Mứt mãng cầu xiêm sau khi phơi nắng sẽ được tiếp tục phơi trong nhà kính (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 8.

Anh Gian cho biết, hiện nay nhu cầu của thực khách ngày càng cao. Họ ưa chuộng loại mứt có vị ngọt vừa phải, có vị chua nhẹ nhưng vẫn giữ độ giòn của trái cây để ăn không bị ngán. Do đó, để biến những trái cây bình thường trở thành một loại mứt ngon, đáp ứng được các tiêu chí của khách hàng thì đòi hỏi mỗi người thợ phải có tay nghề cao, đúc kết nhiều kinh nghiệm, bí quyết (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 9.

Ví dụ, để cho ra mẻ mứt mãng cầu ngon, người thợ phải thực hiện một loạt công đoạn như: Chọn trái chín cây, lột vỏ, ướp đường, phơi, sấy trên lửa, gói vào giấy kiếng. Còn mứt chanh dây, đầu tiên phải rửa sạch, rồi đem luộc, ướp đường, sấy, phơi... (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 10.

Theo các chủ lò mứt, năm nay giá mứt Tết dao động từ 125.000 - 155.000 đồng/kg nhỉnh hơn so với năm 2022 chỉ khoảng 5.000 đồng mỗi loại. Trong khi đó, giá nguyên liệu lại tăng cao (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 11.

Một trong những người làm mứt lâu năm tại đây, bà Nguyễn Thị Sáu (76 tuổi) cho biết, năm nay nguồn nguyên liệu thiếu hụt, giá cả tăng cao nên sản lượng mứt ra lò tại cơ sở của bà cũng giảm đi nhiều so với mọi năm (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 12.

Cơ sở của bà Sáu làm các loại mứt chủ yếu như: Mứt gừng, bưởi, mãng cầu xiêm, me, chùm ruột, chanh dây,...Nhưng hút khách nhất vẫn là mứt me và mãng cầu cay. Tuy nhiên, năm nay do nguồn me khan hiếm nên lò mứt của bà Sáu ước tính chỉ có thể cho ra thị trường khoảng 5 tấn; còn mãng cầu mua tại vườn tăng thêm 15.000 đồng so với năm trước nhưng vẫn không có hàng để mua (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 13.

Mứt chùm ruột (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 14.

Mứt mãng cầu cay lạ miệng được nhiều khách hàng ưa chuộng (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 15.

Mứt chanh dây (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 16.

Mứt gừng (Ảnh: Kim Hà).

Mứt miền Tây hối hả vào Tết - Ảnh 17.

Mứt mãng cầu được đóng gói thành phẩm (Ảnh: Kim Hà).

Chia sẻ