Muôn nẻo cách kiếm tiền đêm giao thừa
Rất nhiều người đã tận dụng thời khắc thiêng liêng đầu tiên của năm mới để có ‘phi vụ’ làm ăn đầu tiên, kiếm tiền kiếm lộc cho may mắn cả năm.
Buôn mía lộc: một vốn – đôi ba lời
Nhiều năm gần đây, người dân dần bỏ thói quen hái lộc ven đường. Thay vì thế, họ mua lộc để đem may mắn về nhà. Mía là loại lộc được rất nhiều người lựa chọn bởi thân mập mạp, có ngọn, có lá lại mang vác dễ dàng. Mang mía về nhà đặt hai bên bàn thờ, lộc sẽ vẫn tươi suốt Tết.
Do nhu cầu tăng nên mấy năm nay, người bán mía lộc đêm giao thừa ngày càng nhiều. Khắp các nẻo đường ở các thành phố, khu dân cư đều có thể bắt gặp những người bán lộc để kiếm lộc đầu năm này. Giá một cây mía thường dao động khoảng 25.000 – 30.000 đồng. Gặp khách dễ tính, nhiều người có thể bán với giá 40.000 đồng.
Anh Thanh – một khách hàng mua mía lộc cho biết: “Kể ra giá cũng đắt hơn ít nhiều so với ngày thường. Nhưng Tết mà, giá cả gì cũng tăng. Hơn nữa, những người bán đã phải hi sinh cả thời khắc giao thừa để kiếm tiền, họ cũng có quyền nhận lại xứng đáng. Mình không có thói quen mặc cả khi mua lộc giao thừa. Và những người bán thường cũng khá dễ chịu, không nói những giá quá cao”.
Bạn Nam Anh (người bán mía lộc) thì chia sẻ: “Em là sinh viên thôi. Thử bán mía lộc một năm xem sao. Vừa là cơ hội để học hỏi, thử sức. Ngoài ra, bọn em cũng kiếm tiền một khoản tiền đầu năm”.
Bán bóng bay: vốn ít lời nhiều
Bán bóng cũng là một cách kiếm tiền trong đêm giao thừa được nhiều người lựa chọn. Ai cũng có thể dễ dàng bắt tay vào công việc này. Bóng bay không đòi hỏi nhiều vốn, cộng thêm một cái bơm bóng là bạn đã có thể ‘hành nghề’ vào đêm giao thừa.
Lấy buôn, một quả bóng bay chỉ có giá chưa tới 10.000 đồng, dù là loại bóng dày và to nhất. Tuy vậy, khi được thổi to, thêm que cầm, giá bán của quả bóng đã tăng lên thành 30.000 đồng – 50.000 đồng. Thoải mái trừ chi phí phát sinh do bóng vỡ, người bán vẫn có thể kiếm khá tiền nếu chọn được địa điểm phù hợp để bán trong đêm giao thừa.
Chị Nguyễn Thị Lê (một người bán bóng) cho biết: “Hầu như gia đình nào cùng đi chơi giao thừa cũng dừng lại để mua bóng cho con. Thời điểm đó chẳng ai quá khắt khe cả. Người lớn đi chơi cũng mua bóng về làm quà cho trẻ nhỏ ở nhà. Những ngày này là ngày thu nhập của chúng tôi, vậy nên chẳng ai bỏ. Tết chỉ có ý nghĩa với người giàu, không có tiền thì ở nhà cũng chẳng vui đâu”.
Muối cũng có thể đem kinh doanh
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Người Việt Nam có tục lệ đầu năm mua muối, mong sao có một năm đậm đà, vui vẻ. Bởi vậy, gần đây, muối cũng trở thành một loại “lộc” để kinh doanh đêm giao thừa.
Đây được coi là loại hình kinh doanh đêm giao thừa nhàn nhãn nhất. Chỉ cần mua một túi muối cùng những chiếc túi nhỏ, xinh. Mỗi chiếc túi sẽ đựng một chút muối, buộc thêm một chiếc nơ đỏ nhỏ xinh phía trên. Mỗi chiếc túi có vốn chưa tới 1.000 đồng nhưng được bán với giá 10.000 đồng. Người mua cũng khá vui vẻ bỏ tiền ra mua.
Chị Lan Anh (một khách hàng) cười xòa: “10.000 cũng không phải là số tiền lớn. Mình mua chủ yếu là mua sự may mắn, đậm đà cho cả năm, chứ ai lại tính bao nhiêu gram muối, bao nhiêu tiền cái túi, cái nơ bao giờ”.
Bán hàng ăn suốt đêm: thu lãi gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường
Từ 30 Tết, đa số các cửa hàng phục vụ ăn uống đều đã đóng cửa. Nhưng vẫn có những người bán hàng mở hàng suốt Tết, bao gồm cả đêm giao thừa. Nhiều bạn trẻ đi chơi đêm giao thừa rất hay rẽ vào những hàng quán này để ăn thêm. Những bát bún cá, phở bò, phở gà ấm áp luôn hấp dẫn thực khách vào đêm giao thừa giá rét.
Thông thường, giá đồ ăn vào thời điểm này sẽ tăng gấp rưỡi ngày thường. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chấp nhận mức giá này bởi lẽ: “Tết là phải khác”. Nhờ vậy, số tiền lãi nhà hàng thu về luôn gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường. Vì lẽ đó, nhiều người vẫn sẵn sàng hi sinh Tết để ‘kiếm lộc đầu xuân’.
Nhiều năm gần đây, người dân dần bỏ thói quen hái lộc ven đường. Thay vì thế, họ mua lộc để đem may mắn về nhà. Mía là loại lộc được rất nhiều người lựa chọn bởi thân mập mạp, có ngọn, có lá lại mang vác dễ dàng. Mang mía về nhà đặt hai bên bàn thờ, lộc sẽ vẫn tươi suốt Tết.
Bán mía lộc: một vốn đôi ba lời.
Do nhu cầu tăng nên mấy năm nay, người bán mía lộc đêm giao thừa ngày càng nhiều. Khắp các nẻo đường ở các thành phố, khu dân cư đều có thể bắt gặp những người bán lộc để kiếm lộc đầu năm này. Giá một cây mía thường dao động khoảng 25.000 – 30.000 đồng. Gặp khách dễ tính, nhiều người có thể bán với giá 40.000 đồng.
Anh Thanh – một khách hàng mua mía lộc cho biết: “Kể ra giá cũng đắt hơn ít nhiều so với ngày thường. Nhưng Tết mà, giá cả gì cũng tăng. Hơn nữa, những người bán đã phải hi sinh cả thời khắc giao thừa để kiếm tiền, họ cũng có quyền nhận lại xứng đáng. Mình không có thói quen mặc cả khi mua lộc giao thừa. Và những người bán thường cũng khá dễ chịu, không nói những giá quá cao”.
Bạn Nam Anh (người bán mía lộc) thì chia sẻ: “Em là sinh viên thôi. Thử bán mía lộc một năm xem sao. Vừa là cơ hội để học hỏi, thử sức. Ngoài ra, bọn em cũng kiếm tiền một khoản tiền đầu năm”.
Bán bóng bay: vốn ít lời nhiều
Bán bóng cũng là một cách kiếm tiền trong đêm giao thừa được nhiều người lựa chọn. Ai cũng có thể dễ dàng bắt tay vào công việc này. Bóng bay không đòi hỏi nhiều vốn, cộng thêm một cái bơm bóng là bạn đã có thể ‘hành nghề’ vào đêm giao thừa.
Lấy buôn, một quả bóng bay chỉ có giá chưa tới 10.000 đồng, dù là loại bóng dày và to nhất. Tuy vậy, khi được thổi to, thêm que cầm, giá bán của quả bóng đã tăng lên thành 30.000 đồng – 50.000 đồng. Thoải mái trừ chi phí phát sinh do bóng vỡ, người bán vẫn có thể kiếm khá tiền nếu chọn được địa điểm phù hợp để bán trong đêm giao thừa.
Bán bóng bay: vốn ít lời nhiều.
Chị Nguyễn Thị Lê (một người bán bóng) cho biết: “Hầu như gia đình nào cùng đi chơi giao thừa cũng dừng lại để mua bóng cho con. Thời điểm đó chẳng ai quá khắt khe cả. Người lớn đi chơi cũng mua bóng về làm quà cho trẻ nhỏ ở nhà. Những ngày này là ngày thu nhập của chúng tôi, vậy nên chẳng ai bỏ. Tết chỉ có ý nghĩa với người giàu, không có tiền thì ở nhà cũng chẳng vui đâu”.
Muối cũng có thể đem kinh doanh
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Người Việt Nam có tục lệ đầu năm mua muối, mong sao có một năm đậm đà, vui vẻ. Bởi vậy, gần đây, muối cũng trở thành một loại “lộc” để kinh doanh đêm giao thừa.
Đây được coi là loại hình kinh doanh đêm giao thừa nhàn nhãn nhất. Chỉ cần mua một túi muối cùng những chiếc túi nhỏ, xinh. Mỗi chiếc túi sẽ đựng một chút muối, buộc thêm một chiếc nơ đỏ nhỏ xinh phía trên. Mỗi chiếc túi có vốn chưa tới 1.000 đồng nhưng được bán với giá 10.000 đồng. Người mua cũng khá vui vẻ bỏ tiền ra mua.
Chị Lan Anh (một khách hàng) cười xòa: “10.000 cũng không phải là số tiền lớn. Mình mua chủ yếu là mua sự may mắn, đậm đà cho cả năm, chứ ai lại tính bao nhiêu gram muối, bao nhiêu tiền cái túi, cái nơ bao giờ”.
Bán hàng ăn suốt đêm: thu lãi gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường
Từ 30 Tết, đa số các cửa hàng phục vụ ăn uống đều đã đóng cửa. Nhưng vẫn có những người bán hàng mở hàng suốt Tết, bao gồm cả đêm giao thừa. Nhiều bạn trẻ đi chơi đêm giao thừa rất hay rẽ vào những hàng quán này để ăn thêm. Những bát bún cá, phở bò, phở gà ấm áp luôn hấp dẫn thực khách vào đêm giao thừa giá rét.
Thông thường, giá đồ ăn vào thời điểm này sẽ tăng gấp rưỡi ngày thường. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chấp nhận mức giá này bởi lẽ: “Tết là phải khác”. Nhờ vậy, số tiền lãi nhà hàng thu về luôn gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường. Vì lẽ đó, nhiều người vẫn sẵn sàng hi sinh Tết để ‘kiếm lộc đầu xuân’.