Mức xử phạt nào cho tài xế khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn

HẠ VŨ,
Chia sẻ

Từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đặc biệt hành vi sử dụng rượu bia chính thức có hiệu lực. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn vượt quá mức quy định, những hành vi từ chối phối hợp kiểm tra nồng độ cồn cũng được triển khai và mức phạt có thể lên đến 40 triệu đồng.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Nghị định này cũng đã đưa ra một số quy định mới so với Nghị định 46 trước đó, đặc biệt trong việc tăng mức xử phạt hành chính những hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đi cùng với việc tăng mức xử phạt những cá nhân vi phạm nồng độ cồn thì việc những cá nhân từ chối chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ cũng bị xử lý nghiêm ngặt kể cả đối với người đi xe đạp.

Theo đó, mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.

Mức xử phạt nào cho tài xế khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn  - Ảnh 1.

Một trường hợp bị xử lý vì vi phạm nồng độ cồn.

Cụ thể, đối với người đi ô tô hoặc các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (theo điểm b khoản 10 Điều 5).

Đối với người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và tước quyền sử dụng (theo (điểm g khoản 8 Điều 6) và tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Đặc biệt, người đi xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cũng bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (theo điểm d khoản 4 Điều 8).

Trong những ngày vừa qua, cả nước đã ra quân thực hiện Nghị định một cách nghiêm túc. Hàng trăm phương tiện, cá nhân đã bị xử lý, trong đó chủ yếu vi phạm về kiểm tra nồng độ cồn.

Chia sẻ