Một sản phụ gặp biến chứng vì phá thai bằng que
Bà lang Ẻ đưa đoạn que được “phù phép” dài khoảng 4cm vào tử cung của sản phụ ngoáy 3 lần… và hậu quả là 1 sản phụ nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Điều đáng nói là cách làm này đã từng gây ra nhiều ca biến chứng cách đây 5 năm.
Sau sự việc sản phụ B.T.H (42 tuổi ở xóm Côm, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn) băng huyết, nhiễm trùng, phải truyền 6 đơn vị máu vì muốn phá thai 4 tháng tuổi, đoàn thanh tra Sở Y tế Hòa Bình đã đến kiểm tra nơi chị H. phá thai. Đó là nhà của bà Bùi Thị Ẻ (80 tuổi, ở xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn).
Tại đây, bà Ẻ không hề giấu giếm, thậm chí còn rất hãnh diện khi nói về nghề của mình. Bà mô tả ngay phương pháp của mình khi được hỏi bằng cách ra vườn bẻ một cành cây nhỏ dài khoảng 4cm, đường kính 1cm và gọi là cây nọc rồi đặt lên bàn thờ để chài vào chiếc que. Sau đó dùng que này chọc vào tử cung của sản phụ ngoáy 3 lần và cho sản phụ về.
Bà Ẻ cho biết bắt đầu nghề này từ năm 35 tuổi và do mẹ đẻ truyền lại và làm là để vì sức khỏe!?
Về trường hợp biến chứng của chị H., bà Ẻ cho biết chị H. là cháu dâu. Bà đã từng từ chối phá thai này nhưng chị H. nài nỉ quá. Trước đó, chị H. cho biết chị chọn bà Ẻ vì ngại lên tuyến tỉnh tốn kém (tuyến huyện chỉ nhận những trường hợp thai dưới 12 tuần tuổi còn lại phải lên tuyến tỉnh).
Đoàn thanh tra Sở y tế đã yêu cầu bà phải cam kết chấm dứt việc hành nghề trái phép.
Trên thực tế, các ca biến chứng do phương pháp phá thai này đã từng xảy ra năm 2006 và đã phải làm cam kết không thực hiện công việc này.
Chị Phạm Thị Hương, Phó trưởng khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lạc Sơn cho biết: “Trước đây “cơ sở nạo phá thai” của bà ở ngoài chòi cá, giờ xã đã lấy lại bà về ở với con trai nên bà cũng hạn chế làm do chính quyền địa phương ngăn cấm, và con trai bà cũng không cho làm”.
“Sau sự việc của chị H., tôi cũng sợ lắm rồi. Đã có mấy người tới nhờ phá thai nhưng tôi dắt tay đuổi ra khỏi nhà, tôi hứa sẽ không làm nghề này nữa”, bà Ẻ cam kết tại buổi làm việc với đoàn thanh tra.
Chúng tôi ra về, nhưng trong lòng vẫn canh cánh lỗi lo, liệu bà Ẻ có thực hiện theo đúng cam kết, liệu có còn sản phụ nào là nạn nhân của hành vi phá thai bằng que…? Tôi chợt nhớ lại lời bà nói: nghề này chỉ truyền cho con gái, không truyền cho con trai, mà bà chỉ có một con trai duy nhất, hy vọng rằng sẽ không còn “hậu duệ” nào của bà xuất hiện.
Bà Ẻ ra vườn bẻ cành cây vào minh chứng cho phương pháp phá thai của mình.
Sau sự việc sản phụ B.T.H (42 tuổi ở xóm Côm, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn) băng huyết, nhiễm trùng, phải truyền 6 đơn vị máu vì muốn phá thai 4 tháng tuổi, đoàn thanh tra Sở Y tế Hòa Bình đã đến kiểm tra nơi chị H. phá thai. Đó là nhà của bà Bùi Thị Ẻ (80 tuổi, ở xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn).
Tại đây, bà Ẻ không hề giấu giếm, thậm chí còn rất hãnh diện khi nói về nghề của mình. Bà mô tả ngay phương pháp của mình khi được hỏi bằng cách ra vườn bẻ một cành cây nhỏ dài khoảng 4cm, đường kính 1cm và gọi là cây nọc rồi đặt lên bàn thờ để chài vào chiếc que. Sau đó dùng que này chọc vào tử cung của sản phụ ngoáy 3 lần và cho sản phụ về.
Bà Ẻ cho biết bắt đầu nghề này từ năm 35 tuổi và do mẹ đẻ truyền lại và làm là để vì sức khỏe!?
Về trường hợp biến chứng của chị H., bà Ẻ cho biết chị H. là cháu dâu. Bà đã từng từ chối phá thai này nhưng chị H. nài nỉ quá. Trước đó, chị H. cho biết chị chọn bà Ẻ vì ngại lên tuyến tỉnh tốn kém (tuyến huyện chỉ nhận những trường hợp thai dưới 12 tuần tuổi còn lại phải lên tuyến tỉnh).
Đoàn Thanh tra Sở y tế Hòa Bình làm việc với bà Ẻ.
Đoàn thanh tra Sở y tế đã yêu cầu bà phải cam kết chấm dứt việc hành nghề trái phép.
Trên thực tế, các ca biến chứng do phương pháp phá thai này đã từng xảy ra năm 2006 và đã phải làm cam kết không thực hiện công việc này.
Chị Phạm Thị Hương, Phó trưởng khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lạc Sơn cho biết: “Trước đây “cơ sở nạo phá thai” của bà ở ngoài chòi cá, giờ xã đã lấy lại bà về ở với con trai nên bà cũng hạn chế làm do chính quyền địa phương ngăn cấm, và con trai bà cũng không cho làm”.
“Sau sự việc của chị H., tôi cũng sợ lắm rồi. Đã có mấy người tới nhờ phá thai nhưng tôi dắt tay đuổi ra khỏi nhà, tôi hứa sẽ không làm nghề này nữa”, bà Ẻ cam kết tại buổi làm việc với đoàn thanh tra.
Chúng tôi ra về, nhưng trong lòng vẫn canh cánh lỗi lo, liệu bà Ẻ có thực hiện theo đúng cam kết, liệu có còn sản phụ nào là nạn nhân của hành vi phá thai bằng que…? Tôi chợt nhớ lại lời bà nói: nghề này chỉ truyền cho con gái, không truyền cho con trai, mà bà chỉ có một con trai duy nhất, hy vọng rằng sẽ không còn “hậu duệ” nào của bà xuất hiện.