Một người có bản lĩnh hay không, nhìn vào điểm này liền biết ngay, ai thông minh sẽ hiểu để chọn bạn mà chơi
Học cách biết mà không hỏi, nhìn thấu mà không nói, không can thiệp quá nhiều vào việc của người khác mà hãy sống cuộc đời của chính mình.
Sống trên đời, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều sự tình và vô vàn lựa chọn. Giỏi nói chuyện và giao tiếp tài tình là một loại năng lực, mà nhìn thấu nhưng không nói chính là một loại trí tuệ.
Giữa con người với nhau, chỉ cần một khoảng im lặng vừa phải, nhiêu đây thôi cũng đủ khiến đôi bên cảm thấy thoải mái hơn. Lắm lúc, nói quá nhiều sẽ mắc sai lầm, họa từ miệng mà ra, con người phải biết khi nào nên nói và điều gì không nên nói.
Từ nhỏ, chúng ta luôn được dạy là phải biết cư xử, không nên nói lời thẳng thừng làm tổn thương người khác, phá vỡ sự hòa hợp.
Nhìn thấu người khác là kỹ năng, học cách im lặng là sự khôn ngoan thực sự
Chúng ta phải trải qua nhiều điều trong cuộc sống này nên phải học cách thận trọng trong lời nói và hành động, để không tự rước họa vào thân.
Giao tiếp với người khác, sở hữu càng nhiều mối quan hệ, bạn càng cần biết phải nói gì và khi nào nên giữ im lặng.
Bạn có thể nhìn thấu bộ mặt thật của một người, nhưng trong lòng tự hiểu là đủ, không cần phải vạch trần. Nói cho người khác biết cảm nhận của mình về một người sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn, mà thậm chí còn khiến bạn tự gây thêm rắc rối vì cuối cùng suy nghĩ ấy chỉ phiến diện từ bạn mà thôi.
Do đó, nếu thấy hợp thì kết thâm giao, không hợp thì dứt khoát tránh xa. Chuyện của người khác, cách tốt nhất là đừng can thiệp quá nhiều, tốt hay xấu đều là sự lựa chọn của họ.
Thực ra khi hai người ở bên cạnh, chỉ cần nhìn rõ nhau là đủ, bản thân nên biết lựa chọn thế nào.
Đừng lãng phí cuộc đời mình quá nhiều, việc của người khác không đáng để bạn lãng phí thời gian. Hãy học cách im lặng, là sự khôn ngoan mà một người nên có.
Biết mà không hỏi là một loại tôn trọng và tu dưỡng
Mỗi người đều có tính khí và cái tôi riêng. Một số người có thể từ nhỏ đã rất thích giữ thể diện và quen khoe khoang. Nhưng nói cho cùng, điều này không ảnh hưởng đến bạn. Bạn cũng không có quyền chỉ trích hay công khai phán xét trừ phi họ động chạm đến lợi ích của mình.
Vì mỗi người đều có cá tính riêng nên hãy cứ là chính mình. Dù người khác thực sự như thế nào, nếu bạn biết điều đó thì hãy giữ nó trong lòng, không cần phải làm lớn chuyện.
Là bạn bè, khi nhìn thấy bản chất thật của một người, bạn nên học cách tôn trọng họ thay vì cố gắng vạch trần. Suy cho cùng, mỗi người đều có cách làm và thái độ sống riêng, dù không đồng tình cũng không cần gây tổn thương, tôn trọng lẫn nhau và không xen vào nhau là một loại chân thành.
Nhiều khi bạn làm khó người khác cũng là đang tự rước về phiền phức, không cần thiết phải cố gắng làm những việc không đáng.
Vì đã nhìn thấy rõ bản chất của một người nên chỉ cần tránh xa một cách thích hợp, không cần thiết phải nặng lời, một khi mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát, có thể đôi bên sẽ không thể chung sống hòa bình được nữa.
Biết chừng mực là một loại trí tuệ
Tọc mạch là đi quá giới hạn và sẽ chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Trên thế giới này, bạn sẽ gặp đủ loại người, và không phải ai cũng “vừa lòng hợp nhãn” với tiêu chuẩn của bạn. Đôi khi, bạn có thể làm điều tốt cho người khác nhưng người kia lại không nghĩ vậy, bạn vẫn cần học cách giữ khoảng cách khi qua lại với bất cứ ai.
Tọc mạch và can thiệp vào chuyện của người khác là bạn đang vượt qua ranh giới sức chịu đựng của nhau. Khi đó, bạn mất tình tan lúc nào không hay.
Làm người, trước tiên hãy lo cho bản thân, bớt lo lắng về chuyện của người khác để nhẹ gánh.
Nếu muốn sống bình yên trên thế giới này, nên tránh xa những chuyện vụn vặt và không can thiệp hay kiểm soát việc không phải của mình. Dù trong hoàn cảnh nào, bạn cũng phải học cách tôn trọng, bớt chú ý đến chuyện thiên hạ và tập trung vào bản thân.