Một đêm thức trắng cùng nữ ngư phủ
Có thức cùng những “nữ ngư phủ” mới biết rằng cuộc sống của họ đầy những nỗi vất vả, khốn khó với những mong muốn về hạnh phúc giản đơn.
0h là lúc các thuyền chài cập cảng cá Ba Biển, thị trấn Hòn Gai – Quảng Ninh. Và đây cũng là quãng thời gian vất vả nhất của các “nữ ngư phủ” sau cả ngày, đêm lênh đênh trên biển đánh bắt hải sản cùng chồng con.
Thuyền cập bến, khi những người đàn ông tranh thủ kiểm tra lại thuyền bè, manh lưới thì cũng là lúc làm việc vất vả nhất của những người phụ nữ. Họ phải phân loại những sản vật đánh bắt được, vận chuyển lên bến bán buôn cho các đầu mối thu mua, rồi lại tất bật chuẩn bị lương thực cho ngày đi biển kế tiếp.
Cũng như bao cảng cá khác, chợ cá Ba Biển họp từ 0h tới 6-7h sáng. Thuyền chài từ khắp nơi ghé vào đây. Có những thuyền ngư dân từ Quảng Nam – Huế ngược ra, hay Hải phòng, Nam định ghé vào. Khi ấy, bãi sông bên cạnh chợ rất nhộn nhịp với hàng trăm con tàu cập bến, trong khi hàng nghìn tiểu thương, chủ yếu là phụ nữ đến cất hàng để bán tại chợ, hoặc mang đi các vùng lân cận...
Tàu cập bến cũng là lúc các “nữ ngư phủ “ tất bật nhất sau cả ngày lênh đênh trên biển.
Đây cũng là công đoạn vất vả, tất bật nhất trong ngày của họ.
Với công cụ thô sơ, chỉ đánh bắt ven bờ nên họ chỉ đánh bắt được những sản vật giá trị thấp.
Cả ngày lênh đênh trên biển cùng chồng con, sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt của họ.
Đêm đến, những chiếc đèn pin như thế này là vật bất ly thân với họ
Nét ưu tư trên gương mặt người phụ nữ
Tuy là đêm nhưng khu buôn bán luôn tấp nập
Dưới ánh sáng mờ ảo, những người phụ nữ vẫn tần tảo gom nhặt, phân loại từng loại hải sản.
Niềm vui như được thắp lên khi được cân đong đo đếm
Công việc buôn bán hải sản diễn ra cho tới rạng sáng
Là điểm cất buôn cho thương lái hay chủ các nhà hàng, quán ăn nên giá chỉ được bằng một nửa so với bán lẻ.
Lăn lộn trên biển vất vả là vậy nhưng nếu may mắn thì được mươi cân mực mai loại to, không thì chỉ ít mực ống nhỏ hay mớ cá nhỏ làm mắm.
Với thu nhập từ biển như vậy, trừ chi phí xăng dầu, ngư cụ rồi thì phần còn lại để duy trì cuộc sống đối với họ quả là bài toán khó.
Ở nơi cảng các này không ít con thuyền là cả gia đình long đong đong trên biển, nay đây mai đó. Những đứa trẻ đã sớm theo bố mẹ ra biển, chúng phụ giúp những công việc nhẹ. Với sự học hành dang dở thì những đứa trẻ này cũng lại chỉ biết trông vào con nước vơi đầy.
Những “nữ ngư phủ" nơi đây hầu như chỉ có ước mơ còn mãi sức khỏe và mưa thuận gió hóa để được ra khơi. Còn những lúc ốm đau hay biển dông bão thuyền không ra khơi được thì họ không biết trông chờ vào đâu.
Thuyền cập bến, khi những người đàn ông tranh thủ kiểm tra lại thuyền bè, manh lưới thì cũng là lúc làm việc vất vả nhất của những người phụ nữ. Họ phải phân loại những sản vật đánh bắt được, vận chuyển lên bến bán buôn cho các đầu mối thu mua, rồi lại tất bật chuẩn bị lương thực cho ngày đi biển kế tiếp.
Cũng như bao cảng cá khác, chợ cá Ba Biển họp từ 0h tới 6-7h sáng. Thuyền chài từ khắp nơi ghé vào đây. Có những thuyền ngư dân từ Quảng Nam – Huế ngược ra, hay Hải phòng, Nam định ghé vào. Khi ấy, bãi sông bên cạnh chợ rất nhộn nhịp với hàng trăm con tàu cập bến, trong khi hàng nghìn tiểu thương, chủ yếu là phụ nữ đến cất hàng để bán tại chợ, hoặc mang đi các vùng lân cận...
Tàu cập bến cũng là lúc các “nữ ngư phủ “ tất bật nhất sau cả ngày lênh đênh trên biển.
Đây cũng là công đoạn vất vả, tất bật nhất trong ngày của họ.
Với công cụ thô sơ, chỉ đánh bắt ven bờ nên họ chỉ đánh bắt được những sản vật giá trị thấp.
Cả ngày lênh đênh trên biển cùng chồng con, sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt của họ.
Đêm đến, những chiếc đèn pin như thế này là vật bất ly thân với họ
Nét ưu tư trên gương mặt người phụ nữ
Tuy là đêm nhưng khu buôn bán luôn tấp nập
Dưới ánh sáng mờ ảo, những người phụ nữ vẫn tần tảo gom nhặt, phân loại từng loại hải sản.
Niềm vui như được thắp lên khi được cân đong đo đếm
Công việc buôn bán hải sản diễn ra cho tới rạng sáng
Là điểm cất buôn cho thương lái hay chủ các nhà hàng, quán ăn nên giá chỉ được bằng một nửa so với bán lẻ.
Lăn lộn trên biển vất vả là vậy nhưng nếu may mắn thì được mươi cân mực mai loại to, không thì chỉ ít mực ống nhỏ hay mớ cá nhỏ làm mắm.
Với thu nhập từ biển như vậy, trừ chi phí xăng dầu, ngư cụ rồi thì phần còn lại để duy trì cuộc sống đối với họ quả là bài toán khó.
Ở nơi cảng các này không ít con thuyền là cả gia đình long đong đong trên biển, nay đây mai đó. Những đứa trẻ đã sớm theo bố mẹ ra biển, chúng phụ giúp những công việc nhẹ. Với sự học hành dang dở thì những đứa trẻ này cũng lại chỉ biết trông vào con nước vơi đầy.
Những “nữ ngư phủ" nơi đây hầu như chỉ có ước mơ còn mãi sức khỏe và mưa thuận gió hóa để được ra khơi. Còn những lúc ốm đau hay biển dông bão thuyền không ra khơi được thì họ không biết trông chờ vào đâu.