Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể

Tiểu Ngân,
Chia sẻ

Ngó khoai dễ trồng, dễ ăn lại bổ dưỡng, rất phù hợp để nấu canh cho tiết trời giao mùa.

1. Nguồn gốc

Ngó khoai là phần đọt non của cây khoai nước hoặc khoai môn, mọc ra từ gốc, thường có ở vùng đầm lầy, ao hồ. Phổ biến ở Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia. Ở một số địa phương, loại rau này còn có tên gọi dân dã là bồng khoai.

Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 1.
Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 2.

Ngày xưa bồng khoai thường được dùng làm thực phẩm khi cuộc sống nghèo đói, thiếu ăn, nên được coi là thứ "rau nhà quê". Tuy nhiên hiện nay nó đã trở thành món rau ngon lạ, không phải lúc nào cũng mua được ngoài chợ. So với các loại rau khác thì đây là thứ đặc sản quê lạ miệng, không thường xuyên xuất hiện trong các mâm cơm gia đình.

Ngó khoai mọc nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Thời điểm giao mùa như hiện tại rất thích hợp để ăn ngó khoai, càng mập mạp càng bổ dưỡng.

Ngó khoai có nhiều loại khác nhau như ngó trắng, ngó tía, ngó xanh - tùy theo từng giống khoai. Ngó trắng ăn ngon nhất, chỉ cần rửa sạch bùn đất, tước phần xơ ngoài như tước rau bí, rồi ngắt ra thành khúc dài cỡ ngón tay út. Nấu lên rau rất mềm, vị ngọt, dễ nuốt.

Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 3.

Ở thành thị tìm mua ngó khoai tươi không dễ, phổ biến là loại ngó sơ chế sẵn đóng túi hút chân không bán trên chợ mạng, với mức giá dao động từ 30.000 - 90.000 đồng/kg tùy thời điểm. Nếu được sơ chế sạch đóng gói sẵn thì ngó khoai có thể bảo quản trong ngăn mát từ 3-5 ngày, ngăn đá từ 2-3 tháng.

Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 4.
Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 5.

2. Công dụng với sức khỏe

- Giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa, ngừa táo bón.

- Mát gan, giải độc, giúp thanh nhiệt cơ thể.

- Chứa vitamin C, kali, hỗ trợ miễn dịch, ổn định huyết áp.

- Ít calo, phù hợp cho người giảm cân.

Theo một số nghiên cứu thì ngó khoai có tính mát nên rất hợp với món ăn ngày hè, nhuận tràng, giúp thanh lọc cơ thể, nhiều chất xơ, vitamin C, E, B6… đặc biệt tốt cho cơ thể người già và trẻ nhỏ. Vì ngó khoai chín nhanh nên người ta thường nấu canh là chính.

Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 6.

3. Cách trồng

- Đất trồng: Ưa đất bùn, ngập nước (có thể trồng trong chậu, thùng xốp đổ bùn).

- Nhân giống: Tách nhánh từ cây khoai nước hoặc mua ngó giống.

- Chăm sóc: Giữ mực nước ngập gốc khoảng 5 - 10cm, bón phân hữu cơ. Sau 2 - 3 tháng có thể thu hoạch ngó non.

4. Sơ chế

Ngâm nước muối loãng, rửa sạch nhớt. Có thể chần sơ qua nước sôi để giòn hơn.

5. Món ngon từ ngó khoai:

"Bồng bồng mà nấu canh tôm

Ăn vào mát ruột đến hôm lại bồng"

Đó là câu ca dao cổ mà thế hệ ông bà cha mẹ chúng ta rất nhiều người biết. Chẳng phải món ăn nào cũng được biên thành ca dao, thế nên bồng khoai nấu canh tôm là một thức canh dân dã chứa đựng tinh hoa ẩm thực cổ truyền. Nó vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa mang hương vị thơm ngon, lại chứa đựng sự tận tâm tỉ mỉ của người nấu.

Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 7.

Ngó khoai lành tính, tốt cho sức khỏe và có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để nấu thành các món ăn đa dạng. Dưới đây là một số món ngon gợi ý từ ngó khoai, có thể cải biến thêm bớt nguyên liệu tùy sở thích mỗi gia đình.

- Canh ngó tôm: Nguyên liệu gồm tôm tươi lột vỏ, ngó khoai đã bẻ đốt sơ chế sạch sẽ. Xào tôm với hành khô cho thơm, khi tôm săn lại thì đổ nước, cho thêm cà chua. Nước sôi đổ ngó khoai vào, nêm gia vị vừa ăn. Ngó khoai nhanh nhừ nên canh sôi là tắt bếp, cho thêm rau ngổ, hạt tiêu, hành lá tùy khẩu vị.

- Gỏi ngó khoai: Trộn ngó khoai đã làm sạch luộc chín với tôm, thịt, rau thơm, nước mắm chua ngọt. Ăn kèm cơm hoặc làm món nhậu rất ngon.

- Xào tỏi: Ngó khoai làm sạch, rửa kỹ, bẻ thành từng đốt ngắn hoặc dài tùy ý thích, xào nhanh với tỏi, dầu ăn, dầu hào.

- Canh chua khoai bồng: Kết hợp rau ngó khoai với cá, me, cà chua. Xào ngó khoai với hành khô, cà chua, sau đó đổ nước vừa phải, dầm me chua, cho thêm cá, rau thì là, gia vị.

Lưu ý: Ngó khoai có tính hàn, người thể hàn nên ăn ít hoặc kết hợp với gừng, tiêu.

Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 8.
Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 9.
Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 10.

Sơ chế ngó khoai đúng cách, an toàn

Ngó khoai tươi thường có nhựa gây ngứa, nếu không sơ chế đúng cách có thể gây khó chịu khi ăn. Dưới đây là 3 cách hiệu quả để loại bỏ hoàn toàn cảm giác ngứa:

1. Ngâm nước muối + giấm/ chanh

- Rửa sạch ngó khoai, cắt khúc vừa ăn.

- Ngâm rau trong hỗn hợp nước lạnh + 1 thìa muối + 2 thìa giấm (hoặc nước cốt chanh) khoảng 15 - 20 phút.

- Rửa lại bằng nước sạch 2 - 3 lần.

Món canh rau xưa chỉ nhà nghèo ăn, nay có giá đắt đỏ được nhà giàu ưa chuộng, thơm ngon lại thanh lọc cơ thể- Ảnh 1. - Ảnh 11.

2. Chần qua nước sôi

- Đun sôi nước, thêm 1 ít muối hoặc vài lát gừng.

- Cho ngó khoai vào chần 30 giây - 1 phút (không để lâu, dễ mất độ giòn).

- Vớt ra ngâm ngay vào nước đá lạnh để ngó khoai giòn hơn.

3. Dùng phèn chua (nếu cần sơ chế nhiều)

- Hòa 1 thìa cà phê phèn chua vào chậu nước lớn.

- Ngâm ngó khoai 10 - 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.

* Lưu ý quan trọng:

Không dùng tay trần tiếp xúc trực tiếp với ngó khoai tươi. Nên đeo găng tay khi gọt hoặc rửa.

Nếu vẫn thấy hơi ngứa, có thể xào hoặc nấu chín kỹ hơn thay vì ăn sống.

Chia sẻ