Mối nguy hại từ lớp chống dính
Chảo chống dính là một phát minh thiết thực với người nội trợ nhưng cũng phải lưu ý khi dùng.
Lớp nhựa chống dính được phát minh năm 1938 và là một chất dẻo bền, chịu được nhiệt độ cao cũng là lớp phủ chống dính đầu tiên cho đồ bếp gia dụng. 95% người Mỹ có một lượng nhỏ chất chống dính phát hiện trong máu do sử dụng các chảo có lớp chống dính.
Mặc dù lớp chống dính giúp bảo vệ chảo, nó vẫn dễ dàng bị bong tróc khi đun nấu, điều này đồng nghĩa với việc những mẩu nhỏ chống dính này có thể lẫn vào đồ ăn. Hơn thế nữa, chảo chống dính khi đun có thể tạo mùi bay vào không khí và chúng ta sẽ hít phải. Ngày nay, lớp chống dính bằng nhựa này thường được thay thế bằng lớp bạc tráng, tuy nhiên, dù có bền hơn và ít bị bong tróc, lớp bạc tráng cũng chỉ là một hình thức khác của chống dính.
Chất chống dính là một dạng của khí gas PTFE, có thể gây ra bệnh viêm phổi. Khí này gây ra xuất huyết phổi và làm rối loạn dịch thể. Hiện tượng này xảy ra do hít khói bốc lên từ chảo chống dính và được biết đến như căn bệnh “sốt hơi polyme”. Triệu chứng bao gồm hiện tượng hụt hơi, khó chịu, tức ngực, rung mình, ớn lạnh, ho, đau họng và sốt cao. Nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho động vật.
Loại khí này có thể tác động tới các loài vật nhỏ và trẻ em nhanh hơn ở người lớn, một số người có thú nuôi chim trong nhà có thể nhận thấy chim bị chết đột ngột do hít nhiều khí chống dính- tương tự trường hợp chim yến trong mỏ than.
Cần phải làm gì?
Một tin đáng mừng là có thể ngăn ngừa việc sử dụng chất hóa học gây tranh cãi này để sản xuất chất chống dính và các sản phẩm. Bạn cũng có thể giúp làm giảm tác hại của loại chảo này bằng cách tránh làm cháy thức ăn khi đun lâu hơn với lượng nhiệt ít hơn , hay chắc chắn bếp thông thoáng trong khi nấu- sử dụng quạt thông gió để loại bỏ mùi và mở cửa sổ.
Không nên đung chảo không trước khi cho thức ăn vào chảo.
Nếu dùng hộp đựng bằng bìa carton khi mua thức ăn ở các cửa hiệu, tránh sử dụng chúng trong lò vi sóng bởi vì những bìa này cũng có thể sử dụng chất chống dính.