Mỗi ngày trồng 1 cây, 48 năm sau cụ ông làm được điều khiến ai cũng phải kinh ngạc

Cloud,
Chia sẻ

Nếu gom tất cả những cái cây mà cụ ông này đã trồng trong suốt cuộc đời thì tính ra giờ ông đã có riêng một khu rừng nhỏ với khoảng 17.500 cây.

Cụ ông Abdul Samad Sheikh, năm nay đã vừa vặn 60 xuân, sống ở Faridpur, một thị trấn nằm ở miền Trung Bangladesh, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng may mắn có cái nghề kéo xe kiếm sống qua ngày. 

Vậy mà những gì mà ông Abdul đã làm trong từng ấy năm qua đã trở thành một bằng chứng sống cho lẽ sống rằng "đắp đá 3 năm có thể tạo nên núi". Từ khi còn là một đứa trẻ 12 tuổi, mỗi ngày, ông Abdul đã bắt đầu trông cây, mỗi ngày ít nhất một cây, ngày nào cũng trồng. 

Đến nay, nếu gom tất cả những cái cây mà ông đã trồng trong suốt cuộc đời thì tính ra giờ ông đã có riêng một khu rừng với khoảng 17.500 cây.

Mỗi ngày trồng 1 cây, 48 năm sau cụ ông làm được điều khiến ai cũng phải kinh ngạc - Ảnh 1.

Suốt 48 năm qua, từ khi mới 12 tuổi, cụ ông Abdul chưa từ bỏ "thói quen" trồng cây của mình.

Chẳng thế mà người ta gọi ông là "Tree Samad", ghép từ tên của ông và công việc trồng cây mà ông vẫn làm thường ngày. Gắn bó cả đời với nghề phu xe kéo, may mắn những ngày đắt khách nhất, ông cũng chỉ đủ tiền để lo được một bữa cơm tươm tất cho gia đình, nhưng không ngày nào, ông Abdul không dành ra một chút tiền để mua cây giống từ Trung tâm Faridpur Horticulture Center. 

Với nhiều người, điều đó tưởng như là "điên khùng", thế nhưng với ông Abdul thì đó là "trách nhiệm với thế giới", sẽ lại mất trắng một đêm không ngủ nếu ngày hôm đó ông không trồng được cái cây nào.

Mỗi ngày trồng 1 cây, 48 năm sau cụ ông làm được điều khiến ai cũng phải kinh ngạc - Ảnh 2.

Thậm chí nếu ngày nào không trồng cây là đêm có ông Abdul không ngủ được.

"Tôi sẽ trằn trọc suốt đêm không ngủ được nếu ngày hôm đó không có cái cây nào được trồng xuống", ông Abdul nói trong một cuộc phỏng vấn với trang The Daily Star. 

"Tôi đã làm công việc này từ khi tôi mới 12 tuổi. Tôi chủ yếu trồng cây trên các khu vực đất đai do chính phủ quản lý, do đó không có ai có thể phá hoại hoặc chặt chúng đi. Tôi tưới nước và chăm sóc cho chúng hàng ngày, tôi phản đối và có thể la mắng bất cứ ai chặt phá những cái cây ấy. Tôi rất yêu thiên nhiên, những loài động vật và đặc biệt là những loài cây, thực vật", ông Abdul nói thêm.

Ông Abdul có một người vợ tên là Jorna và 4 người con. Cả gia đình 6 miệng ăn ấy chỉ sống trong một căn nhà nhỏ trên một miếng đất không phải của mình. Đồng lương ít ỏi từ những chuyến chạy xe kéo của ông Abdul không đủ để trang trải các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia đình, thế nhưng, ông luôn ưu tiên giành tiền để mua cây giống mỗi ngày. Hai vợ chồng ông đã nhiều lần cãi vã vì việc làm có phần kỳ lạ của ông thế nhưng ông Abdul nhất định không bao giờ từ bỏ thói quen của mình, dù là một lần.

Thay vào đó, người con trai 30 tuổi của ông Abdul rất ủng hộ việc làm của bố mình. "Tôi chưa bao giờ phản đổi việc bố trồng cây, ông ấy đang làm việc tốt và có ích cho xã hội", anh Uddin nói.

Tất cả những người hàng xóm sống quanh nhà cụ Abdul đều biết về thói quen này của ông. Có người sống ở đây lâu năm, biết cụ làm việc này từ năm 12 tuổi. Họ đã làm một video ghi lại thành quả mà bấy lâu nay cụ miệt mài trồng và chăm sóc, với video này, họ muốn thể hiện thái độ tôn trọng và lòng khâm phục với con người đầy sự kiên trì và có trách nhiệm này.

"Ông Abdul là một công dân gương mẫu trong cộng đồng của chúng tôi", anh Abul Kalam Howlader, một người dân địa phương nói về cụ Abdul.

"Không chỉ là một người yêu cây, yêu việc trồng cây, ông Abdul còn là một người rất tốt bụng. Hãy thử nhờ ông ấy giúp đỡ bất cứ một việc gì đó mà xem, ông ấy sẽ không ngần ngại mà giúp đâu", anh Sakandar Ali, một người hàng xóm của cụ Abdul nói.

Để ghi nhận những đóng góp của ông Abdul với cộng đồng, trang Daily Star đã trao cho ông và gia đình một khoản tiền trị giá 1.253 USD với mong muốn hỗ trợ một ngôi nhà mới cho ông. Trong lễ nhận thưởng, người đàn ông được mệnh danh là "vệ binh của thiện nhiên" này đã kêu gọi mọi người ủng hộ và hưởng ứng hành động của mình để bảo vệ môi trường.

(Nguồn: Odditycentral)

Chia sẻ