Mỗi ngày chỉ cần làm 6 việc đơn giản, chẳng ung thư nào làm bạn lo lắng, lão hóa tự tránh xa
Đây là công thức được các chuyên gia kết tinh từ lâu, chỉ cần tuân theo thì đảm bảo bệnh tật không dám “ngó ngàng”.
Ung thư ngày nay là một trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất, gây ra tỷ lệ tử vong cao. Với sự phát triển của xã hội hiện đại, các yếu tố nguy cơ như ô nhiễm môi trường, thực phẩm chứa hóa chất độc hại, lối sống ít vận động và căng thẳng kéo dài đã làm gia tăng số ca mắc ung thư trên toàn cầu.
Điều đáng lo ngại là nhiều loại ung thư tiến triển âm thầm trong giai đoạn đầu, khiến việc phát hiện sớm gặp nhiều khó khăn. Khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khả năng điều trị thành công giảm đáng kể, đồng thời chi phí y tế tăng cao, gây áp lực lớn lên cả người bệnh và gia đình.

Ung thư ngày nay là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, gây ra tỷ lệ tử vong cao.
Vậy nên, chúng ta cần phòng bệnh ngay từ bây giờ, đừng để tới lúc bệnh tiến triển mạnh rồi mới chữa thì không kịp. Theo tiến sĩ Tarang Krishna (Ấn Độ), để phòng ngừa ung thư cũng như hàng tá bệnh khác, hãy tham khảo công thức MEDSRX để học tập và làm theo ngay từ bây giờ.
Công thức MEDSRX phòng ngừa ung thư
1. M – Meditation: Thiền định
Thiền định có thể phòng ngừa ung thư bằng cách giảm căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch. Stress kéo dài là một trong những yếu tố gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư, vì nó gây mất cân bằng nội tiết tố, suy giảm chức năng miễn dịch và kích thích phản ứng viêm trong cơ thể – những yếu tố phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra, thiền định còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ổn định huyết áp và hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thiền định có thể kích hoạt các cơ chế tự phục hồi của cơ thể, từ đó nâng cao khả năng chống lại sự hình thành của tế bào ung thư.

Thiền định có thể phòng ngừa ung thư bằng cách giảm căng thẳng.
2. E – Exercise: Tập thể dục
Khi vận động thường xuyên, quá trình trao đổi chất được cải thiện, giúp loại bỏ độc tố và giảm nguy cơ tích tụ các chất gây ung thư. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp duy trì cân nặng hợp lý, vì béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhiều loại ung thư.
Bên cạnh đó, tập thể dục giúp điều hòa nồng độ hormone trong cơ thể, đặc biệt là insulin và estrogen – hai loại hormone có liên quan đến sự phát triển của một số bệnh ung thư. Việc duy trì mức hormone ổn định giúp giảm nguy cơ phát triển các khối u bất thường.
3. D – Diet: Ăn kiêng khoa học
Theo các chuyên gia, một chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa… giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do – một trong những nguyên nhân chính gây ung thư.
Ngoài ra, việc hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, đồ chiên rán và thực phẩm nhiều đường là cần thiết để giảm nguy cơ ung thư. Những thực phẩm này thường chứa chất bảo quản, phụ gia và chất béo bão hòa… kích thích viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, uống đủ nước và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Việc kết hợp chế độ ăn khoa học với lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng chống lại ung thư.

Chế độ ăn giàu rau xanh bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ung thư.
4. S – Sleep: Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là một yếu tố giúp phòng ngừa ung thư nhờ vào vai trò điều hòa hormone, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào. Khi ngủ, cơ thể sản xuất melatonin – một hormone có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra, thiếu ngủ kéo dài có thể làm rối loạn quá trình trao đổi chất, dẫn đến sự mất cân bằng hormone như insulin và estrogen. Đây là hai yếu tố có liên quan đến nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại tràng. Hơn nữa, ngủ không đủ còn làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể yếu hơn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh.
5. R – Relationship: Các mối quan hệ tốt
Ít ai biết rằng, tình cảm yêu thương và sự hỗ trợ từ những mối quan hệ tốt giúp giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm. Những yếu tố tâm lý này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Bên cạnh đó, các mối quan hệ tốt giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc và sự thoải mái. Điều này có thể kích thích cơ thể sản xuất các hormone tích cực như oxytocin và serotonin, giúp điều hòa các chức năng cơ thể, giảm mức độ cortisol – hormone căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Các mối quan hệ tốt giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc và sự thoải mái, ngừa bệnh tật.
6. X – X-factor: Các việc mà bản thân muốn làm
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, khi chúng ta làm những điều yêu thích, não bộ tiết ra các hormone tích cực như endorphins và dopamine, giúp tạo cảm giác hạnh phúc, thoải mái. Điều này giúp giảm mức độ căng thẳng và lo âu, những yếu tố có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Bên cạnh đó, việc theo đuổi sở thích giúp tăng cường sự kết nối xã hội, khi chúng ta tham gia các hoạt động tập thể hoặc giao lưu với những người có cùng đam mê. Các mối quan hệ xã hội này không chỉ giúp nâng cao tinh thần, mà còn hỗ trợ tâm lý khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống.
Theo Indiatimes, Healthline