Mẹo tính ngày dự sinh siêu chuẩn: Dành cho mẹ bầu thông thái

Lan Thư,
Chia sẻ

9 tháng thai kỳ không chỉ là hành trình của những biến chuyển về thể chất mà còn là những cảm xúc đan xen khó tả: hồi hộp, mong chờ, lo lắng...

Và ngày dự sinh - cột mốc đánh dấu một chương mới của cuộc đời - luôn là điều các mẹ bầu quan tâm nhất. Vậy, tính ngày dự sinh như thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của bé yêu?

 Tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt 

  • Lấy ngày đầu kỳ kinh cuối cộng thêm 7 ngày.
  • Sau đó, cộng thêm 9 tháng (hoặc 280 ngày) để xác định ngày dự sinh.

Ví dụ: Nếu LMP là 01/01/2025, ngày dự sinh sẽ là 08/10/2025.

Tuy nhiên, cách này chỉ chính xác nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn (28-30 ngày). Ngược lại khi chu kỳ của mẹ không đều, tính ngày dự sinh bằng cách này có thể sẽ không chính xác.

Mẹo tính ngày dự sinh siêu chuẩn: Dành cho mẹ bầu thông thái- Ảnh 1.

Tính ngày dự sinh bằng siêu âm

Siêu âm là phương pháp chính xác, chuẩn y khoa để tính ngày dự sinh hiện nay, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu. Bác sĩ sẽ đo kích thước thai nhi để xác định tuổi thai và ngày dự sinh. Bên cạnh việc xác định ngày dự sinh, siêu âm còn giúp tầm soát sớm các vấn đề bất thường trong thai kỳ.

Tính ngày dự sinh bằng công cụ online

Với sự phát triển của công nghệ, nhiều website, ứng dụng trực tuyến cho phép mẹ bầu theo dõi thai kỳ và tính tuổi thai online với thuật toán dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, dựa trên ngày chuyển phôi IVF hay thụ tinh nhân tạo IUI, hoặc kết quả siêu âm.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Truy cập website hoặc tải ứng dụng tính ngày dự sinh.
  • Bước 2: Chọn phương pháp tính ngày dự sinh phù hợp với mẹ và nhập các thông tin cần thiết (là ngày kinh cuối, hoặc ngày chuyển phôi, hoặc ngày siêu âm).
  • Bước 3: Chờ đợi kết quả dự sinh.
Mẹo tính ngày dự sinh siêu chuẩn: Dành cho mẹ bầu thông thái- Ảnh 2.

Chú thích hình: Tính ngày dự sinh chuẩn hơn với công cụ online

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến ngày dự sinh của mẹ bầu

Dù áp dụng cách tính nào, mẹ nên nhớ rằng ngày dự sinh chỉ mang tính dự đoán, bé có thể chào đời sớm hoặc muộn hơn. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ngày dự sinh của các mẹ bầu có thể bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Khiến việc tính toán theo LMP kém chính xác.
  • Tiền sử sinh nở: Nếu mẹ từng sinh sớm hoặc muộn so với dự đoán, lần mang thai sau có thể lặp lại xu hướng này.
  • Sức khỏe mẹ bầu: Các yếu tố như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến ngày sinh.
  • Yếu tố di truyền: Nếu mẹ hoặc chị em trong gia đình từng sinh non hoặc sinh quá ngày, mẹ bầu cũng có thể gặp tình trạng tương tự.

Chuẩn bị sẵn sàng cho ngày "vượt cạn"

Khi đến 3 tháng cuối, mẹ đừng quên những lưu ý quan trọng sau đây:

  • Nhận biết dấu hiệu dọa sảy thai hoặc chuyển dạ: Đau bụng từng cơn, rỉ ối, ra dịch hồng là những dấu hiệu mẹ nên đến bệnh viện ngay.
  • Theo dõi sức khỏe thai nhi: Kiểm tra lượng nước ối, cân nặng của bé và phân biệt cơn gò sinh lý để phát hiện kịp thời những bất thường.
  • Sẵn sàng cho mọi tình huống: Đồ dùng đi sinh nên chuẩn bị trước để tránh cập rập vào phút chót.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách tính ngày dự sinh để các mẹ chủ động chào đón thiên thần nhỏ của mình. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và "vượt cạn" thành công!

Bạn quan tâm đến các chủ đề về chăm sóc sức khỏe thai kỳ? Hãy ghé thăm chuyên trang chăm sóc sức khỏe Hello Bacsi (www.hellobacsi.com). Với hơn 10,000+ bài viết thuộc nhiều chuyên khoa đã được tham vấn bởi bác sĩ và chuyên gia y tế, cùng với cộng đồng để bạn đặt câu hỏi với bác sĩ và tính năng tính ngày dự sinh miễn phí, chuẩn xác, Hello Bacsi mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa tiện lợi, an tâm. Trải nghiệm ngay!
Chia sẻ