Mê kinh doanh nhưng thiếu nhiệt huyết, thất bại liên tục để vợ phải gồng gánh một mình: Làm chồng như vậy có đáng để phụ nữ tiếp tục đóng vai "hậu phương"?

Ngọc Linh,
Chia sẻ

Người chồng này nhiều lần “báo nhà”, để vợ phải gánh nợ nên CĐM cho rằng tiếp tục bao dung tha thứ nghĩa là tự làm khổ mình.

“Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng” là câu nói mà có lẽ chúng ta đều đã từng được nghe, được đọc ở đâu đó. Nhận định này, nếu nói là đúng thì không hẳn, vì giá trị của một người phụ nữ không chỉ nằm ở người đàn ông mà cô ấy chọn làm chồng. Nhưng trong một vài hoàn cảnh, câu nói này lại đúng đến mức không thể phủ nhận nổi, vì chỉ cần “lấy nhầm chồng” thôi, cuộc đời tự nhiên toàn là màu xám ngắt, không tươi sáng nổi.

Tâm sự của cô vợ trong câu chuyện dưới đây, tiếc thay, lại là một minh chứng cho câu nói mà chẳng ai muốn thừa nhận: “Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng”.

Một mình lo kinh tế, chồng mê kinh doanh nhưng 5 lần 7 lượt thất bại, tổng nợ 500 triệu tròn trĩnh

Câu chuyện này được chia sẻ trong một cộng đồng quản lý tài chính cá nhân, dưới dạng một bài viết ẩn danh.

Mê kinh doanh nhưng thiếu nhiệt huyết, thất bại liên tục để vợ phải gồng gánh một mình: Làm chồng như vậy có đáng để phụ nữ tiếp tục đóng vai "hậu phương"?- Ảnh 1.

Sự mệt mỏi, tuyệt vọng của người vợ một mình lo kinh tế trong nhà, còn phải gánh nợ cho chồng

Tâm sự của cô vợ có thể tóm tắt theo 2 giai đoạn:

Trước khi kết hôn: Chồng (khi ấy là bạn trai) đã kinh doanh và thất bại. Gia đình anh đã phải trả nợ thay nhưng vẫn không đủ nên vợ (khi ấy là bạn gái) đã phải bù thêm tiền của mình vào để hỗ trợ anh trả nợ.

Sau khi kết hôn: Chồng tiếp tục vay tiền để mở quán cơm và cuối cùng vẫn thất bại. 2 lần kinh doanh đổ bể vẫn không làm anh nhụt chí, vẫn tiếp tục muốn vay mượn để hùn vốn làm ăn với bạn dù hiện tại đang nợ 500 triệu. Anh gần như không mấy khi đưa tiền cho vợ, một mình vợ gánh vác kinh tế trong nhà, vì việc kinh doanh lỗ nhiều hơn lãi.

Người vợ trong câu chuyện này đã nhiều lần can ngăn chồng, mong anh đi làm văn phòng hoặc làm thuê kiếm tiền chứ đừng vay mượn làm ăn riêng nữa, nhưng chồng không chịu nghe.

Trong phần bình luận của bài đăng này, phần lớn mọi người đều khẳng định anh chồng không phải là đam mê kinh doanh, mà đam mê “phá”; có người lại khuyên… người vợ nên chấm dứt cuộc hôn nhân này để sớm làm lại cuộc đời.

Mê kinh doanh nhưng thiếu nhiệt huyết, thất bại liên tục để vợ phải gồng gánh một mình: Làm chồng như vậy có đáng để phụ nữ tiếp tục đóng vai "hậu phương"?- Ảnh 2.

"Đam mê kinh doanh là người ta có kế hoạch, tự vun vén lắm chứ ai mang tiền đi rải góp vốn khắp nơi mong 1 ngày tự nhiên giàu"

Mê kinh doanh nhưng thiếu nhiệt huyết, thất bại liên tục để vợ phải gồng gánh một mình: Làm chồng như vậy có đáng để phụ nữ tiếp tục đóng vai "hậu phương"?- Ảnh 3.

"Như này còn khổ nữa khổ mãi nếu không rút"...

Mê kinh doanh nhưng thiếu nhiệt huyết, thất bại liên tục để vợ phải gồng gánh một mình: Làm chồng như vậy có đáng để phụ nữ tiếp tục đóng vai "hậu phương"?- Ảnh 4.

Dường như không ai có thể đồng cảm với những thất bại và đam mê kinh doanh của người chồng này

Mê kinh doanh nhưng thiếu nhiệt huyết, thất bại liên tục để vợ phải gồng gánh một mình: Làm chồng như vậy có đáng để phụ nữ tiếp tục đóng vai "hậu phương"?- Ảnh 5.

...

Thấy được gì từ cuộc hôn nhân có phần bế tắc này?

Dư dả tài chính không phải là yếu tố đảm bảo hôn nhân luôn yên ấm, nhưng cứ thử khó khăn muôn bề, thu nhập không đủ sống lại còn nợ ngập đầu xem, trong hoàn cảnh ấy chắc chắn chẳng ai hạnh phúc nổi. 1 túp lều tranh 2 trái tim vàng chưa bao giờ là một hình ảnh đẹp ngoài đời thực.

Không ai muốn lấy một cục nợ - theo đúng nghĩa đen và nếu kết hôn mà phải một thân một mình gồng gánh kinh tế, lại còn nhọc lòng bế tắc, thì ở vậy cho rồi.

Từ tâm sự của cô vợ trong câu chuyện phía trên, dù là đàn ông hay phụ nữ, trước khi quyết định kết hôn, đừng để tình yêu làm lu mờ lý trí mà bỏ qua những tín hiệu “đèn đỏ” này.

1 - Có tiền sử “báo nhà”

Cần rạch ròi chuyện vay tiền bố mẹ để làm ăn và việc “báo nhà”. Một bên là vay rồi trả hết, thậm chí là trả gấp đôi gấp ba; một bên là để bố mẹ phải đứng ra trả nợ thay mình. Kinh doanh buôn bán thất bại, lỗ vốn rồi thành ra nợ nần là việc dễ hiểu, nhưng người có chí, thì sẽ không để những người thân sinh ra mình đứng ra trả nợ thay. Chưa báo hiếu mà đã báo nhà mà không cảnh giác, lấy nhau rồi là thành ra “báo vợ, báo chồng”.

Mê kinh doanh nhưng thiếu nhiệt huyết, thất bại liên tục để vợ phải gồng gánh một mình: Làm chồng như vậy có đáng để phụ nữ tiếp tục đóng vai "hậu phương"?- Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Hơn nữa, thói quen chi tiêu và tư duy về tiền bạc không phải là thứ có thể hình thành và thay đổi trong ngày 1 ngày 2. Thế nên đừng quên quan sát cách đối phương dùng tiền, dù là đầu tư hay chi tiêu hàng ngày, vì khả năng cao là đến khi kết hôn, họ vẫn sẽ duy trì những thói quen ấy thôi. Khác biệt nào có thể dễ dung hòa, chứ khác biệt trong tư duy nói chung thì khó lắm.

2 - Trăm lần thất bại vì cùng 1 lý do

Cuộc sống mà, đâu có ai chưa từng thất bại, “đánh đâu thắng đấy” là chuyện rất hiếm. Nhưng nhiều lần thất bại với những lý do trăm lần như một thì khác. Điều này chỉ chứng tỏ họ là kẻ cố chấp, bản thân không có tính giác ngộ, không biết thừa nhận cái sai để biết đường mà sửa.

Giống như anh chồng trong câu chuyện trên, 5 lần 7 lượt “báo nhà” vì kinh doanh thua lỗ mà vẫn tiếp tục ấp ủ dự định đi vay tiền để làm ăn, ai đồng cảm được thì đồng cảm, chứ hệ quả rõ nhất là làm khổ vợ, khổ con vì sự cố chấp của bản thân là sự thật không thể phủ nhận.

“Hôn nhân giống như một canh bạc” hay “Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng” - Thoạt nghe, đó đều là những nhận định tưởng chừng rất tiêu cực, cần phải dẹp ngay tức khắc. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bạn đời là do mình chọn chứ thời này, có ai ép uổng cầm tay bạn bắt ký vào tờ giấy đăng ký kết hôn được đâu?

Chia sẻ