Mẹ chồng áp lực vì... con dâu
Chuyện tưởng như ngược đời nhưng lại là hiện trạng xảy ra trong không ít gia đình thời nay: mẹ chồng lúc nào cũng thấy áp lực vì con dâu.
Lên bế cháu cho vợ chồng con trai cả được hơn 1 năm nay, mỗi lần về quê, bác An (quê Xuân Mai, Hòa Bình) đều được mọi người nhận xét là gầy và thiếu sức sống đi rất nhiều. Hỏi ra, bác mới thành thật tâm sự: "Tôi áp lực lắm, lúc nào cũng áp lực vì con dâu". Mọi người tưởng bác đùa nhưng sự thật là từ ngày sống cùng vợ chồng con trai, bác vừa căng thẳng, vừa mệt mỏi lại hay phải suy nghĩ. Việc chăm cháu với bác không vấn đề gì, tất cả căng thẳng của bác lại đến từ cô con dâu trẻ trung, xinh xắn mê mua sắm.
Hỏi bác vì sao không tâm sự hay góp ý với con trai, con dâu, bác cho biết đã vài lần hỏi han các con xem thu nhập hàng tháng được bao nhiêu mà mua sắm nhiều đến thế, các con bác đều trả lời thành thật, không giấu giếm: "Chúng nó bảo lương hai vợ chồng khoảng 20 triệu. Trong khi nhà đang phải đi thuê, nuôi con tốn kém, ăn uống đắt đỏ... Con trai tôi thì bảo mẹ kệ đi, sao phải nghĩ ngợi chuyện tiền nong, thực ra nó cũng không biết vợ mua sắm những gì, cứ đến tháng là đưa tiền cho vợ chi tiêu thôi. Còn con dâu, nó bảo thời này là thời nào rồi mà còn tiết kiệm, phải hưởng thụ, phải váy áo cho xinh đẹp... Thế thì tôi còn biết nói thế nào nữa". Sau một hồi giãi bày, bác An cho biết: "Tôi là tôi chỉ cố vài tháng nữa thôi, đến Tết là tôi về quê chứ sống thế này tôi áp lực lắm! Cứ nhìn cách tiêu tiền như nước của con dâu, tôi ngủ không yên, ăn không ngon mất...".
Thêm một người mẹ chồng nữa cùng chung tâm trạng với bác An, bác Thịnh là bác Liên (Vĩnh Phúc, Hà Nội). Bác sống cùng con trai út mới cưới được mấy tháng nay. Từ ngày nhà có thêm con dâu cũng là ngày bác thêm áp lực. Không phải vì cô con dâu hỗn láo, đỏng đảnh, kĩ tính hay tiêu hoang, mà vì con dâu bác mê tiệc tùng. Kể về nàng dâu mới của mình, bác Liên nói: "Đi làm thì chớ, cuối tuần là nó lại gọi bạn bè, anh em họ hàng đến bày biện ăn uống, làm bánh. Nó không đi liên hoan chơi bời đâu cả mà toàn kéo nhau về nhà. Mà nào có ít, lần nào cũng 5, 6 đứa, cười nói ồn ào, nấu nướng loảng xoảng... Tôi già rồi nên thấy đau đầu vô cùng. Vừa mới cưới, chẳng lẽ lại nói nó không được dẫn bạn về nhà thì thành ra tôi khó tính, khắt khe và khó gần quá....".
"Thực ra nó không làm gì quá đáng đâu nhưng tôi áp lực là vì... cách tiêu tiền của nó. Con dâu tôi đi làm từ sáng tới tối mịt mới về. Không tối nào nó không xách túi lớn túi bé về. Hè có váy hè, thu có váy thu, đông lại váy trong váy ngoài, váy ở nhà, váy đi làm... Có khi chưa đến mùa đông nó đã khuân về cả tủ. Rồi quần áo trong tủ, cứ thỉnh thoảng nó lại góm ghém một túi xách đi, không biết là mang đi cho hay vứt đi đâu tôi không rõ. Nó cứ mua sắm triền miên từ ngày này qua tháng khác mà không biết tiếc tiền là gì. Lương thì mấy triệu thôi, cứ cầm tiền của chồng rồi mua sắm tới tấp không biết trời đất đâu. Đã thế, nó chỉ biết mua là mua, giặt giũ thì chỉ có chồng, phơi phóng, thu dọn thì lại đến một tay tôi làm cả", bác An khổ sở kể về cô con dâu của mình.
Tất cả căng thẳng của bác lại đến từ cô con dâu trẻ trung, xinh xắn mê mua sắm (Ảnh minh họa).
Hỏi bác vì sao không tâm sự hay góp ý với con trai, con dâu, bác cho biết đã vài lần hỏi han các con xem thu nhập hàng tháng được bao nhiêu mà mua sắm nhiều đến thế, các con bác đều trả lời thành thật, không giấu giếm: "Chúng nó bảo lương hai vợ chồng khoảng 20 triệu. Trong khi nhà đang phải đi thuê, nuôi con tốn kém, ăn uống đắt đỏ... Con trai tôi thì bảo mẹ kệ đi, sao phải nghĩ ngợi chuyện tiền nong, thực ra nó cũng không biết vợ mua sắm những gì, cứ đến tháng là đưa tiền cho vợ chi tiêu thôi. Còn con dâu, nó bảo thời này là thời nào rồi mà còn tiết kiệm, phải hưởng thụ, phải váy áo cho xinh đẹp... Thế thì tôi còn biết nói thế nào nữa". Sau một hồi giãi bày, bác An cho biết: "Tôi là tôi chỉ cố vài tháng nữa thôi, đến Tết là tôi về quê chứ sống thế này tôi áp lực lắm! Cứ nhìn cách tiêu tiền như nước của con dâu, tôi ngủ không yên, ăn không ngon mất...".
Không có cô con dâu "tiêu tiền như nước" nhưng bác Thịnh (Xa La, Hà Đông) cũng cùng chung nỗi áp lực vì con dâu như trên. Sở dĩ cô con dâu bác "vô tình" khiến bác áp lực là bởi nguyên tắc chăm con theo "gờ gờ" của chị Hà - con dâu bác. Những áp lực đó càng tăng lên gấp bội bởi bác Thịnh sống cùng con dâu suốt bao năm nay. Bác chia sẻ: "Mọi chuyện bắt đầu từ khi con dâu tôi sinh con đầu lòng. Tôi là mẹ chồng, lại đã về hưu nên đương nhiên tôi phải bế cháu giúp nó. Nhưng hễ tôi động làm gì, nói gì liên quan đến cháu là nó lại 'chỉnh đốn' bằng cách 'Mẹ để con tra gờ gờ (google) đã. Tôi bế ẵm, tôi cho ăn, tôi cười đùa, tôi tắm táp, mua đồ ăn thức uống... Không cái gì nó để tôi tự ý làm...".
Theo lời bác Thịnh, con dâu bác rất cẩn thận, thậm chí kĩ tính nên trong việc chăm sóc con cái càng kĩ lưỡng hơn. "Nó lo cho con nên mới cẩn thận vậy. Nhưng cái gì cũng tin vào mạng, cũng tra mạng như thế liệu có cần thiết và chuẩn xác không? Hơn nữa, từ việc nhỏ nhất nó cũng không tin tưởng tôi, cũng bảo đợi tra mạng, thế khác nào nó coi thường tôi. Thú thực, thà không sống chung còn đỡ áp lực, chứ sống cùng con dâu tôi mệt mỏi lắm. Nó hành xử như thế, thành ra không lúc nào tôi thấy thoải mái và thanh thản cả. Làm gì cũng chỉ sợ mình làm sai, không đúng ý nó, nó lại trách cứ đến mệt...", bác Thịnh thở dài não nề.
4 tháng đón con dâu về cũng là 4 tháng bác Liên sống trong tâm trạng bị áp lực nặng nề (Ảnh minh họa).
Thêm một người mẹ chồng nữa cùng chung tâm trạng với bác An, bác Thịnh là bác Liên (Vĩnh Phúc, Hà Nội). Bác sống cùng con trai út mới cưới được mấy tháng nay. Từ ngày nhà có thêm con dâu cũng là ngày bác thêm áp lực. Không phải vì cô con dâu hỗn láo, đỏng đảnh, kĩ tính hay tiêu hoang, mà vì con dâu bác mê tiệc tùng. Kể về nàng dâu mới của mình, bác Liên nói: "Đi làm thì chớ, cuối tuần là nó lại gọi bạn bè, anh em họ hàng đến bày biện ăn uống, làm bánh. Nó không đi liên hoan chơi bời đâu cả mà toàn kéo nhau về nhà. Mà nào có ít, lần nào cũng 5, 6 đứa, cười nói ồn ào, nấu nướng loảng xoảng... Tôi già rồi nên thấy đau đầu vô cùng. Vừa mới cưới, chẳng lẽ lại nói nó không được dẫn bạn về nhà thì thành ra tôi khó tính, khắt khe và khó gần quá....".
Trong khi cuối tuần là ngày để cả gia đình nghỉ ngơi thì con dâu bác Liên lại biến nó thành thời gian lý tưởng để liên hoan, để ăn chơi. Bác cho biết thêm: "Nhà tôi là nhà tập thể không rộng rãi gì nên dù có phòng riêng nhưng những lần con dâu kéo bạn bè đến như thế tôi thấy ồn ào, khó chịu lắm. Mà nếu mình cứ ru rú trong phòng thì lại mang tiếng mẹ chồng 'sắt đá', cũng phải ra ngoài hỏi han, chuyện trò với chúng nó cho phải phép. Hôm thì chúng nó ăn uống, tám chuyện qua trưa, hôm thì rôm rả đến cả chiều tối mới tan tiệc. Con trai tôi lại ham vui, nó thích tụ tập như thế lắm thành ra tôi muốn mở lời với con dâu mà khó quá".
4 tháng đón con dâu về cũng là 4 tháng bác Liên sống trong tâm trạng bị áp lực nặng nề. Hiện tại, dù chưa biết góp ý thế nào cho con dâu thay đổi nên bác Liên chọn cách "di cư" sang nhà họ hàng mỗi lần con dâu "bày tiệc". Song bác tâm sự, đó không phải giải pháp tối ưu vì đâu phải lúc nào cũng có chỗ để đi, hơn nữa muốn nghỉ ngơi thì nhà mình vẫn thoải mái nhất. Nếu tình trạng này cứ tái diễn, bác nói, bác sẽ phải lựa lời để góp ý với con dâu chứ không thể sống mãi trong áp lực như vậy.