Mặt trái của việc dùng vitamin
Vitamin nếu dùng tràn lan có thể gây nhiều nguy hại cho cơ thể.
Nhiều người cứ nghĩ, sử dụng các loại thuốc quen gọi là thuốc bổ như vitamin là vô hại, tuy nhiên, theo BS Lam Giang - Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ y học Việt Nam, nếu dùng tràn lan không những không bổ mà ngược lại, có thể gây nhiều nguy hại cho cơ thể.
Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được (trừ vitamin D), phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Với liều lượng rất nhỏ, nhưng vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, đó là những chất xúc tác không thể thiếu cho sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Nhu cầu hàng ngày về vitamin cho cơ thể con người rất ít, tùy từng lứa tuổi, nhưng nếu thiếu sẽ gây những rối loạn trầm trọng và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Vitamin được dùng trong những giai đoạn cơ thể tăng nhu cầu, như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, người bị suy nhược cơ thể, người bệnh nặng hay chấn thương, hoặc chịu phẫu thuật lớn, cung cấp dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Một vài vitamin dùng để điều trị các rối loạn không đặc hiệu, ví dụ vitamin D dùng trong điều trị loãng xương, dẫn xuất vitamin A dùng trị mụn trứng cá nặng, hay chứng khô mắt.
Bạn nên bổ sung vitamin khi có các triệu chứng bệnh lý điển hình do thiếu vitamin nào đó. Chẳng hạn, khi chảy máu chân răng, mệt mỏi… thì bổ sung vitamin C. Khi bị phù thũng, ăn chậm tiêu… cần bổ sung vitamin B1. Trẻ em bị còi xương phải được cho uống vitamin D.
Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa vitamin sẽ gây ra các biến chứng. Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ, dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Vitamin A cũng có thể gây quái thai, vì vậy không nên dùng cho mẹ ngay trước thời kỳ mang thai và đặc biệt không nên dùng cho phụ nữ có thai trong ba tháng đầu. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, thừa vitamin có thể làm yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
- Nếu dùng vitamin C liều cao (hơn 1g/ngày) theo đường uống, có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy và nguy cơ sỏi thận. Dùng vitamin C đường tiêm với liều cao có thể gây tan máu, đặc biệt ở những người thiếu men G6PD.
Thừa vitamin D có thể khiến trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong nhanh.
Thừa vitamin K kéo dài có thể gây tan máu và vàng da.
Thừa vitamin B1 sẽ gây dị ứng, choáng.
Vì vậy, cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng vitamin. Nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm để cung cấp cho cơ thể đủ các vitamin cần thiết. Vitamin có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, bơ, kem sữa; các thực phẩm màu xanh sẫm, rau có lá, rau quả màu vàng, màu đỏ…
Ảnh: Internet
Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được (trừ vitamin D), phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Với liều lượng rất nhỏ, nhưng vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, đó là những chất xúc tác không thể thiếu cho sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Nhu cầu hàng ngày về vitamin cho cơ thể con người rất ít, tùy từng lứa tuổi, nhưng nếu thiếu sẽ gây những rối loạn trầm trọng và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Vitamin được dùng trong những giai đoạn cơ thể tăng nhu cầu, như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, người bị suy nhược cơ thể, người bệnh nặng hay chấn thương, hoặc chịu phẫu thuật lớn, cung cấp dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Một vài vitamin dùng để điều trị các rối loạn không đặc hiệu, ví dụ vitamin D dùng trong điều trị loãng xương, dẫn xuất vitamin A dùng trị mụn trứng cá nặng, hay chứng khô mắt.
Bạn nên bổ sung vitamin khi có các triệu chứng bệnh lý điển hình do thiếu vitamin nào đó. Chẳng hạn, khi chảy máu chân răng, mệt mỏi… thì bổ sung vitamin C. Khi bị phù thũng, ăn chậm tiêu… cần bổ sung vitamin B1. Trẻ em bị còi xương phải được cho uống vitamin D.
Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa vitamin sẽ gây ra các biến chứng. Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ, dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Vitamin A cũng có thể gây quái thai, vì vậy không nên dùng cho mẹ ngay trước thời kỳ mang thai và đặc biệt không nên dùng cho phụ nữ có thai trong ba tháng đầu. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, thừa vitamin có thể làm yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
- Nếu dùng vitamin C liều cao (hơn 1g/ngày) theo đường uống, có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy và nguy cơ sỏi thận. Dùng vitamin C đường tiêm với liều cao có thể gây tan máu, đặc biệt ở những người thiếu men G6PD.
Thừa vitamin D có thể khiến trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong nhanh.
Thừa vitamin K kéo dài có thể gây tan máu và vàng da.
Thừa vitamin B1 sẽ gây dị ứng, choáng.
Vì vậy, cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng vitamin. Nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm để cung cấp cho cơ thể đủ các vitamin cần thiết. Vitamin có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, bơ, kem sữa; các thực phẩm màu xanh sẫm, rau có lá, rau quả màu vàng, màu đỏ…