Mách bạn một vài cách xử lý các cơn đau nhức cơ thường xuất hiện bất ngờ
Bạn có thể tham gia một liệu trình tập luyện để giãn cơ đều đặn cùng với tập yoga và Pilates sẽ giúp các khối cơ mềm dẻo, linh hoạt và giảm đau nhức cơ tốt hơn.
Giảm cân, thực hiện động tác xoay, cứ mỗi tiếng lại dành vài phút rời khỏi ghế, đứng lên đi lại… là những biện pháp để bạn giảm áp lực cho những bộ phận quan trọng như cổ, vai, lưng, đầu gối, từ đó, loại trừ các cơn đau.
Tay xách nách mang giỏ đồ nặng trĩu từ siêu thị vào nhà. Ngồi lỳ cả ngày bên máy tính ở cơ quan. Cúi người, gập gối suốt nhiều giờ để chăm sóc vườn tược. Căng mình tập luyện trong phòng tập thể hình mà không có màn khởi động phù hợp. Chạy theo trẻ nhỏ (hoặc thú cưng) quanh nhà. Bất kỳ hoạt động nào trong số những hoạt động kể trên đều có thể là “thủ phạm” gây ra những cơn đau, nhức trầm trọng cho bạn. Bạn thậm chí có thể phải chống chọi với những cơn đau nhức đó suốt cả năm.
Các động tác giãn cơ, thuốc giảm đau và liệu pháp điều trị nóng/lạnh có thể giúp ích đôi chút. Và nếu bạn từng may mắn được một tay chuyên nghiệp massage cho, hẳn bạn sẽ không thể nào quên cảm giác khoan khoái tuyệt vời sau đó. Nhưng đâu phải ai cũng có thời gian – hay cả tiền bạc nữa - để dành cho những buổi massage hàng ngày hay hàng tuần?
Các động tác giãn cơ, thuốc giảm đau và liệu pháp điều trị nóng/lạnh có thể giúp ích đôi chút. Và nếu bạn từng may mắn được một tay chuyên nghiệp massage cho, hẳn bạn sẽ không thể nào quên cảm giác khoan khoái tuyệt vời sau đó. Nhưng đâu phải ai cũng có thời gian – hay cả tiền bạc nữa - để dành cho những buổi massage hàng ngày hay hàng tuần?
Vậy thì hãy cùng khám phá cách trị đau nhức cơ ở một số bộ phận thường gặp nhé:
1. Cổ và vai bạn bắt đầu đau do ngồi lỳ bên máy tính quá nhiều
- Ngồi thẳng lưng, hít vài hơi thật sâu rồi xoay tròn vai về phía sau theo một vòng cung rộng. Thực hiện 10 lần.
- Lặp lại động tác nhưng lần này hướng ra phía trước.
- Sau đó, từ từ xoay tròn cổ theo chiều kim đồng hồ.
- Lặp lại động tác nhưng lần này ngược chiều kim đồng hồ.
Những động tác này sẽ giúp thư giãn các nhóm cơ đang có dấu hiệu căng cứng. Trong ngày, bạn cũng nên để ý kiểm tra tư thế của mình, sao cho vai được thư giãn thay vì phải căng lên – đây là phản ứng thường gặp khi chúng ta bị căng thẳng hay đang phải tập trung quá mức vào vấn đề nào đó.
2. Đầu gối có vẻ đau, khi cử động phát ra tiếng răng rắc suốt cả ngày
Nếu bạn đang cố gắng giảm đi vài cân, hãy tiếp tục kiên trì thực hiện. Mỗi cân nặng giảm đi đồng nghĩa với việc bạn đã trút bớt 4 lần gánh nặng đè lên khớp đầu gối. Nghe thì không có vẻ nhiều, nhưng chỉ cần giảm khoảng 4,5kg trọng lượng cơ thể là bạn đã giảm được 18kg mà đầu gối của bạn phải trợ lực mỗi bước chân.
3. Cơn đau ở lưng dưới
Nếu bạn chưa bao giờ bị thương ở lưng, đau lưng có thể là kết quả của việc ngồi nguyên một chỗ trong thời gian quá dài. Đặt đồng hồ báo thức để chắc chắn bạn đứng dậy, rời khỏi ghế và đi lại trong vòng vài phút. Mỗi giờ làm việc, chỉ cần dành ra vài phút để làm việc này cũng đủ để giúp bạn giảm đau lưng.
Ngoài ra, còn tốt hơn nữa nếu bạn đi lấy nước uống. Bạn cũng có thể tham khảo một số liệu trình tập luyện để tăng cường sức mạnh cơ bắp. Nhờ đó, nhóm cơ cốt lõi (cơ bụng, lưng, đùi trước) sẽ được hỗ trợ và giúp nâng đỡ cột sống tốt hơn.
4. Cơn đau lạ thường bất ngờ xuất hiện, dù bạn không nhớ ra mình lúc nào và làm sao mình lại bị đau
Hãy cẩn trọng khi nâng vác vật nặng. Không nâng, đẩy, kéo vật nặng mà không có trợ giúp. Bạn có thể tham gia một liệu trình tập luyện giãn cơ đều đặn cùng với tập yoga và Pilates để giúp các khối cơ mềm dẻo, linh hoạt hơn. Khi đó, bạn cũng giảm được nguy cơ bị các cơn đau nhức “trời ơi đất hỡi” tấn công.
(Nguồn: Prevention)